Mô hình kinh tế Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ

Ngày đăng 05/10/2015

Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ

 Vì vậy, nhiều nơi bà con trồng lúa không thể gieo sạ lúa Thu – Đông theo đúng lịch khuyến cáo từ ngày 5/9 đến 15/9.

Thông thường sau khi thu hoạch lúa vụ Hè – Thu, bà con nông dân làm đất ngay để gieo sạ vụ Thu – Đông, tuy nhiên nhiều nơi không kịp xử lý rơm rạ trên đồng nên lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ vào khoảng 3 - 4 tuần sau khi cày vùi rơm rạ và dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện vào giai đoạn mạ đến đẻ nhánh (15 - 30 ngày tuổi).

Lúa bị ngộ độc hữu cơ có các biểu hiện: ít nhảy chồi, quan sát kỹ thấy cây lúa bị lùn hơn, lúa chậm bắt phân sau khi bón, nhổ bụi lúa rửa sạch thấy bộ rễ bị thối đen và có mùi hôi.

Nguyên nhân là do rơm rạ bị chôn vùi vào đất ngập nước, trong điều kiện yếm khí nên chất hữu cơ phân hủy kém, tạo ra nhiều loại độc chất như khí metan (CH4), Sulfur hydro (H2S)… gây hại cho bộ rễ lúa, làm giảm năng suất lúa sau này.

Để hạn chế tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ trong vụ Thu – Đông, bà con nông dân cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, sau khi thu hoạch, lúc làm đất bà con nên sử dụng chế phẩm Trichoderma để phun lên rơm rạ trên đồng, sau đó, rải thêm khoảng 1,5 – 2kg u-rê cho 1 công đất để kích thích vi sinh vật trong đất tăng hoạt động phân hủy nhanh rơm rạ.

Hoặc có thể sử dụng chế phẩm Dascela có chứa vi khuẩn phân giải cellulose, phân giải nhanh rơm rạ.

Sau khi xử lý rơm rạ bằng các cách trên, bà con tiến hành làm đất và gieo sạ.

Thứ hai, nếu có công lao động sau khi thu hoạch có thể gom và lấy rơm ra khỏi ruộng, chất đống và dùng bạt trùm lại để ủ.

Sau khi ủ từ 7 - 12 ngày (khi đống rơm ủ xẹp xuống, cọng rơm mềm, ngã màu vàng), có thể đem rơm chất thành luống để trồng nấm rơm.

Ngoài thu hoạch nấm rơm, bã nấm sau khi trồng nấm còn là nguồn nguyên liệu hữu ích để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.

Bà con nên hạn chế đốt đồng vì tuy đốt đồng là biện pháp xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng nhưng làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi, làm cho chất hữu cơ, côn trùng và vi sinh vật có lợi trong đất tiêu hao và nếu kéo dài cách làm này sẽ làm cho đất trở nên chai cứng, mất cân bằng sinh thái đồng ruộng, sâu bệnh dễ bộc phát dẫn tới năng suất lúa thấp mà còn làm tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, đốt đồng còn gây ô nhiễm môi trường khi đốt rơm rạ cháy sẽ thải vào không khí nhiều khói bụi chứa khí độc (khí CO2, khí CO và một số khí độc khác từ thuốc BVTV còn tích tụ trong cây lúa) gây các chứng bệnh về đường hô hấp đối với người và vật nuôi.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thu hoạch lúa bằng tay thất thoát gần 1 triệu đồng/công Thu hoạch lúa bằng tay… Doanh nghiệp ngành nông nghiệp ĐBSCL củng cố nội lực để vững vàng hội nhập đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp ngành nông nghiệp…