Mô hình kinh tế Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Kiến Xương (Thái Bình)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Kiến Xương (Thái Bình)

Ngày đăng 05/10/2012

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Kiến Xương (Thái Bình)

Những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương (Thái Bình) ngày càng phát triển với nhiều đối tượng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến ba ba. Nhờ mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. 
Cùng đồng chí cán bộ phòng NN&PTNT huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ba ba ở xã An Bình. ông Bùi Duy Đông - Chủ tịch UBND xã cho biết: Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở An Bình hơn 10 năm nay nhưng rộ nhất là từ năm 2007 với các loại như: ba ba Thái, ba ba gai và ba ba trơn. Đến nay, toàn xã có gần 80 hộ nuôi ba ba, (chiếm 6% tổng số hộ) và 5 hộ chuyên cung cấp giống ba ba Thái cho nhân dân trong xã. Nếu không tính ba ba giống, hộ nuôi nhiều nhất ở An Bình khoảng 300 con và ít nhất khoảng 50 con. 
Được xếp trong tốp các món ăn đặc sản nên ba ba có giá trị kinh tế rất cao, trung bình khoảng 700 nghìn đồng/kg ba ba gai và 200 nghìn đồng/kg ba ba trơn, thậm chí có thời điểm còn lên tới 1,9 triệu đồng/kg ba ba gai, 1 bộ gồm 2 con cái và 1 con đực (mỗi con phải từ 2,5 kg trở lên) có thời điểm đắt nhất lên tới 2,5 triệu đồng/kg và rẻ nhất là 1 triệu đồng/kg. Tuy có giá trị kinh tế cao, song ba ba lại là loại động vật có kỹ thuật nuôi tương đối khó, đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt như: trước khi thả giống cần chuẩn bị ao, bể nuôi bảo đảm nguồn nước và chất đáy sạch, cần thả giống sớm để tranh thủ hết các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất, cỡ giống thả từ 100 - 200 gam/con, trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, mua từ các cơ sở dịch vụ giống đáng tin cậy, mật độ nuôi từ 1 - 5 con/m2.

Đối với thức ăn, ba ba trơn ăn tạp nhưng ba ba gai ăn chủ yếu là gan, lòng lợn con hoặc giun đất và cần phải rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn. Bên cạnh đó, cần phải định kỳ thay nước cho ao nuôi 7 ngày/1 lần hoặc khi nước ao bẩn, bảo đảm yên tĩnh, hạn chế đánh bắt làm ba ba hoảng sợ. Sau một thời gian nuôi, nên phân loại nuôi riêng để hạn chế tình trạng ba ba sát hại nhau. 
Ngoài ra, cần phải thực hiện tốt nguyên tắc phòng bệnh cho ba ba: cải tạo ao, đúng kỹ thuật trước khi thả; phải chọn giống đồng đều, không bị xây xát, dị tật; thả nuôi đúng mật độ, không thả quá dày; cho ăn đủ lượng và đủ chất, định kỳ bổ sung thêm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng cho ba ba nuôi; đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường, kịp thời xử lý khi ba ba xuất hiện triệu chứng bệnh. 
Chúng tôi đã đến thăm mô hình nuôi ba ba của gia đình anh Đỗ Xuân Hương (thôn Bằng Trạch, xã An Bình). Anh Hương cho biết: năm 2006, được người bà con ở huyện Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giới thiệu, anh đã đưa ba ba về nuôi thử. Sau thấy hiệu quả cao nên anh đã quyết định đầu tư cải tạo ao thành bể nuôi ba ba. Hiện tại, gia đình anh đang nuôi trên 500 con ba ba gai và ba ba Thái với nhiều kích cỡ khác nhau từ ba ba giống đến ba ba trưởng thành. Sau khi trừ đi chi phí, mỗi năm gia đình anh Hương thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng. 
Cùng với An Bình, hiện nay ở một số địa phương trong huyện cũng đã xuất hiện phong trào nuôi ba ba đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Hồng Tiến, Vũ Bình, thị trấn Thanh Nê, Quang Trung, Trà Giang trung bình 3 - 4 hộ/xã. Thời gian qua, Kiến Xương đã dành nhiều sự quan tâm nhằm khuyến khích các hộ nông dân mở rộng phong trào nuôi ba ba. Cụ thể, từ đầu năm 2012 đến nay, phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung vào đối tượng chủ yếu là ba ba cho 60 người; trích 30 triệu đồng từ vốn khuyến nông, khuyến ngư huyện hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi ba ba ở An Bình. 
Hiện nay, rất nhiều hộ nông dân trong huyện muốn mở rộng quy mô nuôi ba ba, song lại gặp khó khăn do việc đầu tư mở rộng nuôi trồng ba ba rất tốn kém. Trên thị trường hiện nay, giá giống ba ba gai 300 nghìn đồng/con và ba ba trơn 30 nghìn đồng/con mới nở được 3 ngày, có thời điểm lên tới 800 nghìn đồng/con giống ba ba gai. Trong khi đó, thời gian sinh trưởng của ba ba lại dài, từ 2,5 - 3 năm tùy thuộc vào con giống và điều kiện chăm sóc; chi phí cho thức ăn cao, khoảng 10 nghìn đồng/con/tháng, không kể phần thức ăn tự kiếm thêm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa trong việc hỗ trợ lãi suất vốn vay, đồng thời tăng cường tập huấn kỹ thuật giúp nông dân chủ động trong quá trình nuôi ba ba.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương Cá Rô Phi Lai Xa… Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Ở Bình Định Triển Khai Mô Hình Nuôi…