Cá chim Kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng - Phần 2

Tác giả SKHCNNA, ngày đăng 26/08/2016

Kỹ thuật nuôi cá chim trắng vây vàng - Phần 2

Thức ăn cho cá: 

- Thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (dùng cho cá nuôi mặn, lợ) 

- Thức ăn được bảo quản nơi khô ráo và không bị ẩm mốc. 

Tuỳ theo cỡ cá để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp nhất theo bảng sau: 

STT Cỡ thức ăn Cỡ cá (g/con) % thức ăn theo trọng lượng thân 

1 Ф = 2 mm 20 - 80 3 - 4 

2 Ф = 3 mm 90 - 250 2 - 3 

3 Ф = 5 mm > 250 1.5 - 2 

Chăm sóc và quản lý 

- Cách cho ăn: Cho thức ăn vào khung nhựa hoặc tre để giữ thức ăn cho cá.

Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều mát (17 - 18h).

Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 17oC) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 36oC) không cho cá ăn.

Khi cho cá ăn cần quan sát kỹ khả năng ăn của cá để cho ăn phù hợp. 

- Thay nước: Theo dõi chất lượng nước thuỷ triều và chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước.

Hàng tháng thay 20 – 30 % lượng nước ao nuôi. 

- Cung cấp quạt nước: Từ tháng thứ 2 cần cung cấp thêm quạt nước để tăng Ôxy cho cá.

Với công suất quạt nước 1,7 kW cần lắp một bộ dàn (gồm 4 cánh/1000 m2.

Bắt đầu quạt từ 24h - 5h hàng ngày. 

- Bón vi sinh: Hàng tháng bón vi sinh cho ao 1 lần để hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi. 

- Kiểm tra sinh trưởng và bệnh: Hàng tháng cần kiểm tra tốc độ sinh trưởng và bệnh cho cá để có biện pháp xử lý kịp thời và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Cần lập sổ theo dõi về tốc độ sinh trưởng, chế độ cho ăn, quá trình xử lý về môi trường và bệnh tật của cá. 

Phòng và trị bệnh thường gặp 

- Cá thường mắc bệnh trùng bánh xe và trùng quả dưa khi nhiệt độ nước từ 23 – 26oC.

Ở miền bắc từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau cá thường mắc bệnh.

Khi cá bị bệnh thường bỏ ăn, bơi tách đàn không định hướng.

Thân cá bị lở loét sau từ 2 - 3 ngày mắc bệnh. 

- Phòng bệnh: luôn giữ nước ao sạch, tắm phòng cho cá 20 ppm (20 ml/m) formaline hàng tháng. 

Thu hoạch cá 

- Sau 10 - 12 tháng nuôi có thể thu hoạch cá với cỡ thương phẩm từ 650-700 g/con. 

- Cá chim vây vàng là loài dễ thu hoạch.

Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn.

Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao.

Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại. 

Lưu ý: Đây là loài vận động mạnh ngưỡng ôxy cao do đó không nên thu hoạch cá khi mặt trời chưa lên (trước 8 h) hoặc trời âm u. 

- Có thể vận chuyển cá chim vây vàng sống đến nơi bán.

Vận chuyển cá bằng lồ có thể tích nước 1 - 1.5 m3 với mật độ cá vận chuyển 50 kg/m3 có thể vận chuyển trong thời gian từ 7 - 8 giờ. 

Tài liệu gốc: “Cá chim vây vàng, thêm một đối tượng mới cho người nuôi thủy sản mặn lợ”, Sở KH&CN Nghệ An, ngày 04/01/2012. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mô hình nuôi cá chim trắng ở Bắc Giang - Phần 1 Mô hình nuôi cá chim… Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng Kỹ thuật nuôi cá chim…