Tôm thẻ chân trắng Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm

Ngày đăng 16/09/2015

Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm

1. Điều kiện ao nuôi

– Diện tích ao nuôi trong khoảng 500 – 3.000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi. Độ sâu nước ao từ 1 – 1,5 m.

– Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động.

– Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, ao phải có cống tràn để thuận tiện trong việc điều chỉnh mực nước trong ao .

– Trên bờ ao không nên trồng nhiều cây to, che ánh nắng mặt trời

2. Chuẩn bị ao

– Tát cạn ao, vét bùn.

– Tu sửa bờ ao, lấp lỗ mọi, chống rò rỉ, mất nước, chống cá khác vào ao.

– Bón vôi: thường dùng là vôi bột, bón 7 – 10 kg/100 m2 ao. Những ao hơi bị phèn thì bón nhiều hơn, có thể tới 15 kg/100 m2.

– Phơi đáy ao: nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày là tốt nhất. Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu, chỉ cần phơi ráo mặt là tốt nhất, không nên phơi nứt nẻ chân chim.

– Bón phân gây màu: có thể dùng phân gà (7 – 10kg/100m2 ao), phân heo (20kg/100m2 ao), hoặc phân xanh (các loại lá xanh, tốt nhất là lá cộng sản (bồ ít)) để bón lót cho ao từ 15 – 20 kg/100 m2 ao. Cũng có thể dùng phân vô cơ: DAP, NPK,… để bón gây màu nước.

– Lấy nước cho ao 0,3 – 0,5m ngâm 3 – 5 ngày, sau đó mới cấp nước cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 1,2 – 1,5 m.

3. Thả cá

– Mật độ thả 7 – 15 con/m2

– Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con

– Cá khỏe mạnh, không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.

– Vận chuyển và thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ.

– Ngâm bao cá trong ao từ 10 – 15 phút, sau đó mở miệng và khoát nước vào bao cho cá từ từ bơi ra ngoài.

4. Thức ăn

– Sử dụng thức ăn tươi sống: tép, cá tạp, ốc,… hay phụ phẩm từ các nhà máy chế biến. Có thể tập dần cho cá ăn thức ăn công nghiệp để chủ động nguồn thức ăn cho cá.

– Khẩu phần thức ăn: 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

– Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.

– Cho ăn ngày 2 lần.

– Định kỳ bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều lượng Vitamin C khoảng 1% lượng thức ăn .

– Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 0,5 – 1kg/con thì có thể thu hoạch.

Tags: ca that lat cuom, ky thuat nuoi ca that lat cuom, nuoi ca, thuy san, nuoi trong thuy san, quy trinh nuoi ca that lat cuom


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Quản lý sức khỏe cá tra nuôi lồng bè Quản lý sức khỏe cá… Kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm Kỹ thuật nuôi cá tai…