Cây keo Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng

Tác giả CS, ngày đăng 30/09/2016

Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng

Keo tai tượng còn có tên gọi khác là keo lá to hoặc keo mỡ, gỗ màu nâu sáng, chắc, thớ mịn, dễ cưa xẻ.

Gỗ keo được dùng trong sản xuất giấy sợi, ván dăm, dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc.

Chiều cao cây trung bình 25-30m, đường kính 40-50cm, thân thẳng, cành nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt, ưa khí hậu nóng ẩm.

Keo tai tượng là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh sau khi trồng từ 8-10 năm tuổi là cho khai thác gỗ.

2. Thời vụ trồng

– Vụ xuân: Từ tháng 2-4 dương lịch.

– Vụ thu: Từ tháng 7-9 dương lịch.

3. Mật độ trồng

Có thể trồng rừng với mật độ 1.660 – 2.500 cây/ha.

Trồng mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng X hàng = 3 m; cây X cây = 2 m.

Trồng mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng X hàng = 2,5 m; cây X cây = 2m.

Trồng mật độ: 2.500 cây/ha. Hàng X hàng = 2 m; cây X cây = 2m.

4. Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống đạt 2,5 – 3,5 tháng tuổi, chiều cao cây từ 25 – 35cm, đường kính cổ rễ từ 0,2 – 0,3cm. Cây khoẻ mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không cong queo, sinh trưởng phát triển tốt, cân đối, còn nguyên bầu.

5. Làm đất

– Phát thực bì cục bộ, dọn sạch và xếp theo đường đồng mức, nhưng nơi cho phép đốt thì xếp thành đống nhỏ để đốt, khi đốt cần chú ý canh giữ không cho lửa cháy lan sang những khu rừng bên cạnh.

– Làm đất: Cuốc hố với kích thước 30x30x30cm, nơi đất xấu có thể cuốc với kích thước 40 X 40 X 40cm, khi cuốc hố chú ý để phần đất mặt sang 1 bên và đất tầng dưới sang 1 bên. Hố cuốc trước khi trồng ít nhất là 15 – 20 ngày.

Bón lót và lấp hố: Bón lót được tiến hành cùng với thời gian lấp hố, bón lót và lấp hố trước khi trồng cây từ 10-15 ngày. Mỗi hố bón 200g (0,2 kg) phân NPK cho 1 cây, tốt nhất trộn với 1 – 1,5 kg phân chuồng hoai mục. Trước tiên cào lớp đất mặt khi cuốc hố xuống trước lấp đầy 1/2 chiều sâu của hố, rồi đổ phân theo liều lượng đã quy định xuống hố và tiếp tục lấp nốt phần đất còn lại cho đầy hố.

6. Trồng cây

– Chọn ngày giâm mát hoặc có mưa nhỏ khi đất trong hố đã đủ ẩm thì tiến hành trồng cây.

– Dùng cuốc hoặc tay moi đất giữa hố vừa đủ để đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu bằng dao nhỏ, đặt cây ngay ngắn giữa hố, lấp đất xung quanh bầu cho chặt, lấp cao hơn cổ rễ từ 1 – 2cm, sau đó dùng cỏ rác tủ gốc giữ ẩm cho cây.

7. Chăm sóc

– Trồng dặm lại những cây bị chết sau khi trồng 8 – 10 ngày.

– Chăm sóc 3 năm liền:

+ Năm đầu tiên, chăm sóc 3 lần: Lần 1 sau khi trồng
1-2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dãy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80cm và tiến hành trồng dặm những cây chết. Lần 2 vào tháng 7-8, phát dọn dây leo cỏ dại cạnh tranh xung quanh gốc cây, chú ý phòng trừ sâu bệnh hại. Lần 3 vào tháng 10 -11, phát thực bì toàn diện tích, dãy cỏ vun xới quanh gốc cây rộng 1m, tỉa cành cao đến 1m.

+ Năm thứ hai, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như năm đầu tiên. Bón thúc 200g phân NPK/cây. Lần 2, vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện tích, dãy cỏ vun xới quanh gốc cây 1m, tỉa cành cao đến 1,5m.

+ Năm thứ ba, chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5 – 2m. Dãy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc 200g phân NPK/cây. Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện tích, chặt những cây bị sâu bệnh, phát dãy cỏ quanh gốc cây.

8. Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh

Bảo vệ: Phòng chống cháy rừng, thực hiện các biện pháp phòng chống gia súc phá hoại cây trồng.

Phòng trừ sâu bệnh hại rừng: Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng.

Khi phát hiện có sâu bệnh cần phải có biện pháp phòng trừ kịp thời đề phòng dịch lây lan. khi điều tra thấy mật độ sâu nhiều, mức độ hại nặng có thể dùng thuốc phun và báo ngay cho cơ quan chuyên môn để sử lý kịp thời. Mối và Dế là những loài côn trùng gây hại nhiều cho cây rừng, khi phát hiện thấy có mối, dế trong rưng trồng thì phải tiến hành phá vỡ tổ mối hoặc rắc thuốc Thiodan 35%, Fugadan, Chlodan…..Hoặc có thể làm bả độc để bẫy.

Chiều cao cây khi khai thác: 20-25m. Năng suất rừng đạt 20m3/ha/năm.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo Kỹ Thuật Trồng Và Chăm… Kỹ Thuật Trồng Keo Giâm Kỹ Thuật Trồng Keo Giâm