Cá thát lát Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Trong Ao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Trong Ao

Ngày đăng 15/03/2014

Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Trong Ao

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

Anh Trung cho biết, sau khi được Trạm Thủy sản huyện Tam Nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp, tháng 2/2012, anh đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá với 250 m2 mặt nước, chia thành 2 ao. Anh thả 11.000 con cá thát lát cườm giống ghép với 3 kg cá sặc rằn giống.

Bước đầu, anh Trung tiến hành cải tạo và gây màu nước ao. Anh lên bờ bao, vét đáy ao và diệt trừ mầm bệnh bằng vôi bột, liều lượng 40 kg/2 ao. Sau đó phơi đáy ao khoảng 1 tuần. Tiếp đó, anh Trung bơm nước vào 2 ao đến khi đạt mực nước 1,5m và tiêu diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… Khoảng 3 ngày sau, nước trong ao có màu xanh của tảo thì tiến hành thả cá.

Phương pháp ương nuôi cá giống của anh Trung là cá giống mới mua về anh thả ghép chúng trong mùng lưới đặt trong ao. Anh làm mùng lưới như sau: Đầu tiên anh đóng các đoạn cây tràm hoặc bạch đàn, tre… trên một khoảng mặt nước theo hình chữ nhật trong ao.

Mua lưới cước về may với chiều cao khoảng 2m, chiều rộng 2m và chiều dài từ 10 - 15 m. Sau đó, mắc lưới vào các trụ cây như hình cái mùng lật ngửa rồi thả cá thát lát cườm và cá sặc rằn giống vào ương nuôi.

Giai đoạn 20 - 30 ngày đầu, anh cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có độ đạm 40%, khi cho ăn rải đều trên mặt nước ao. Sau hơn 1 tháng ương, anh Trung tháo mùng lưới cước ra nuôi trong 2 cái ao và tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp có độ đạm cao; đồng thời, tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá.

Định kỳ 15 ngày, anh Trung thay nước ao một lần. Mỗi tháng một lần, anh trộn bổ sung lượng Vitamin C và khoáng chất vào trong thức ăn cho cá, nhằm tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh.

Theo tính toán của anh Trung, anh đầu tư 1,2 kg thức ăn thì thu được 1 kg cá thát lát cườm thương phẩm. Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá, anh cũng thực hiện kịp thời theo đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ thủy sản huyện. Lợi thế của việc nuôi cá sặc rằn ghép với cá thát lát cườm là cá sặc ăn rong, tảo, chất thải và thức ăn thừa của cá thát lát cườm, do đó hạn chế ô nhiễm môi trường nước ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh.

Đến thời điểm hiện nay, sau gần 6 tháng nuôi, cá thát lát cườm đạt trọng lượng bình quân 2 - 3 con/kg. Anh Trung thu hoạch 1 ao 100 m2, sản lượng đạt 1.400 kg cá thát lát cườm thương phẩm, 140 kg cá sặc rằn thương phẩm.

Với giá cá thát thát cườm thương phẩm là 45.000 đồng/kg, giá cá sặc rằn là 35.000 đồng/kg, anh có tổng thu nhập gần 70 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh lãi hơn 12 triệu đồng. Ao còn lại (150 m2), cá cũng đã đạt kích cỡ thương phẩm, anh đang liên hệ với thương lái để bán.

Anh Trung chia sẻ, nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao sử dụng thức ăn công nghiệp, tuy chi phí đầu tư cao, nhưng bù lại hai loại cá này rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và phẩm chất thịt cá thơm ngon, bán được giá cao…

Người nuôi chỉ cần cho đàn cá ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình kỹ thuật thì cá tăng trưởng nhanh, đồng đều và đạt lợi nhuận đáng kể. Anh Trung cho biết thêm, trong thời gian tới, anh vẫn tiếp tục đầu tư nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

Mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp là mô hình mới, đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và giải quyết việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương. Nhiều bà con đang tìm đến nhà anh Lê Minh Trung để học hỏi kinh nghiệm nuôi cá, nhằm tăng thu nhập cho gia đình.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Ghép Cá Sặc Rằn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Mô Hình Nuôi… Nuôi Ghép Cá Thát Lát Còm Với Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất Nuôi Ghép Cá Thát Lát…