Tôm thẻ chân trắng Một số biện pháp chống rét cho thủy sản trong mùa lạnh
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Một số biện pháp chống rét cho thủy sản trong mùa lạnh

Ngày đăng 10/06/2015

Một số biện pháp chống rét cho thủy sản trong mùa lạnh

Để hạn chể rủi ro, dịch bệnh xẩy ra vào mùa đông sau đây là một số biện pháp để giúp bà con nông dân thực hiện chống rét cho vật nuôi có hiệu quả, dễ áp dụng, nhằm giúp vụ nuôi đạt hiệu quả cao.

Giống cá thả phải lớn

1. Về ao nuôi:

+ Nên che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp.

+ Làm sọt tre (bỏ rơm, rạ vào trong sọt) để tránh rét.

+ Mặt ao thả bèo tây (lục bình) 2/3 diện tích ao về phía bắc để chắn gió.

+ Khi trời rét kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp 8 - 140 C, nâng cao mức nước ao từ 1,5 - 2,0m để giữ ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi được cao hơn.

2. Chăm sóc và quản lý:

a. Chăm sóc:

- Chăm sóc cho cá khỏe trước khi vào mùa lạnh.

- Cá giống thả đạt cỡ từ 15 - 20cm trở lên.

- Khi trời lạnh, tránh đánh bắt làm cá bị xây xát, dễ nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra.

- Nên cho cá ăn vào lúc trời ấm (buổi trưa) bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao (Thức ăn không ôi thối và ẩm mốc), lượng cho ăn tăng hay giảm phải tùy thuộc vào sức ăn của cá. Để cá có đủ sức đề kháng và chịu rét tốt cần bổ sung thêm vitamin C.

- Khi nhiệt độ nước xuống dưới 18 độ C, ngừng cho cá ăn, không được đánh bắt.

b. Quản lý:

- Dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn. - Định kỳ hai tuần một lần bón vôi (pha nước và tạt 1- 2 kg /100 m3) để khử trùng, ổn định ao nuôi.

- Những trại nuôi cá, tôm giống phải có hệ thống nâng nhiệt.

- Nên chọn cá bố mẹ khỏe mạnh đưa sang nuôi tại ao giữ nước, kín gió, có độ sâu từ 1,3 - 1,5 m.

3. Phòng bệnh:

* Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như làm sạch môi tr­ường n­ước và ao nuôi bằng cách:

- Nguồn nư­ớc lấy vào ao phải sạch, có túi lọc hoặc đăng chắn.

- Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp.

- Tr­ước khi thả cá tháo cạn n­ước, dùng vôi bột bón cho ao với lư­ợng 10- 15 kg cho 100 m2, phơi đáy ao 5-7 ngày.

- Vớt hết thức ăn dư thừa (nhất là cỏ, lá) trư­ớc khi cho cá ăn lần mới.

- Chọn cá giống khoẻ mạnh, đồng đều cỡ, không bị xây xát, không dị hình. Cỡ giống thả lớn, không nên nuôi với mật độ quá dày.

Ngăn ngừa bệnh:

- Tr­ước khi thả nên tắm cho cá giống bằng n­ước muối nồng độ 2 - 3% trong 10 -15 phút.

- Không dùng phân chuồng tư­ơi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 - 5 kg vôi/100kg phân chuông) trong 20 ngày tr­ước khi sử dụng.

- Định kỳ mỗi tháng 1 lần dùng vôi bột 1 - 2kg/100m3tạt đều khắp ao nuôi.

Chú ý: Cần kiểm tra độ chua của nước ao bằng giấy quỳ tím (giấy pH)

- Dùng thuốc phòng bệnh cho cá trước mùa xuất hiện bệnh

- Nếu cá xuất hiện bệnh thì phải bắt, cách ly sớm những con cá bị bệnh để chữa trị, tránh lây lan ra đàn cá trong ao.

Tags: bien phap chong ret, thuy san trong mua lanh, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Một số biện pháp theo dõi sức khỏe thủy sản Một số biện pháp theo… Kỹ thuật lưu giữ cá rô phi qua đông Kỹ thuật lưu giữ cá…