Mô hình kinh tế Na dai làm giàu dài dài
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Na dai làm giàu dài dài

Tác giả Dương Tuấn, ngày đăng 12/08/2016

Na dai làm giàu dài dài

Cây na được trồng trên núi đá vôi, chủ yếu thuộc các xã Chi Lăng, Quang Lang, Mai Sao, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ. Theo phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng, Tổng diện tích trồng na đã là 1.190 ha, với năng suất đạt 92,2 tạ/ha; sản lượng trên 10.6 tấn (ước tính năm 2016).

Tháng 8 là thời điểm cây na cho thu hoạch là đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại tất bật lên vườn thu hái để cho kịp thời vụ.

Sớm tinh mơ, hai vợ chồng ông Hoàng Văn Quang, dân tộc Nùng, ở thôn Làng Thành, xã Chi Lăng đã cặm cụi xếp những quả na vào rọ, buộc chặt trên xe máy để chở xuống chợ cho kịp bán. Gia đình ông Quang có vài trăm gốc na. Do vườn na ở tận trên núi đá vôi, đi bộ xa, nên hai vợ chồng phải lên vườn hái từ chiều hôm trước. Mang ra đến chợ, những rọ na của gia đình ông Quang đã được tư thương trả giá hỏi mua ngay. Ông Hoàng Văn Quang cho biết: Trung bình mỗi ngày lấy được 2 gánh na; có hôm nhiều nhất lấy được 5 gánh, mỗi gánh khoảng 20 - 30 kg. Với giá dao động từ 17.000 - 25.000 đồng/cân thì việc bán na cũng đem lại một khoản thu nhập kha khá cho gia đình.


Na đẹp được xếp riêng thành từng thúng trước khi đem bán.

Cùng là một trong những hộ trồng na, chị Hoàng Thị Cúc, dân tộc Nùng, ở thôn Đồng Ngầu, xã Chi Lăng phấn khởi cho biết: Tùy thuộc vào quả to hay nhỏ mà giá tiền khác nhau. Quả to đẹp thì khoảng 25.000 đồng/cân; quả nhỏ hơn thì từ 17.000 đồng đến 20.000 đồng/cân. Giá na cũng không chênh lệch nhiều so với năm ngoái. Hầu hết na ở đây đều được thương lái thu mua hết khi mang xuống.


Đồng bào phải dùng dòng dọc vận chuyển na từ trên núi cao xuống.

Chợ thị trấn Chi Lăng - địa điểm được xem là "thủ phủ" của na mới 7 giờ sáng đã rất đông bà con xuống chợ. Những quang gánh, thùng xốp chất đầy quả na to mọng, sắp mở mắt xanh mướt cả một góc chợ. Na được bán chủ yếu là loại na dai, bởi theo bà con buôn bán, quả na dai to, đẹp hơn; khi bóc vỏ ruột không bị vỡ và lóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín do đó chất lượng thơm, ngon, bán rất được giá.

Ông Hứa Văn Đèn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao của cây na, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã tích cực khai hoang, tận dụng diện tích, nhất là những diện tích núi đá vôi, để trồng cây na. Đến nay, diện tích trồng na trong thị trấn đã là gần 490 ha; tương đương khoảng 440.000 gốc. Nhiều hộ gia đình thu được hàng trăm triệu đồng/vụ na; còn số hộ thu vài chục triệu mỗi vụ thì không thể kể hết... qua đó góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng Mỗi thùng ong nuôi cho… Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát Thoát nghèo nhờ nuôi tôm…