Mô hình kinh tế Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao

Ngày đăng 26/03/2014

Nhà Nông Đột Phá Công Nghệ Cao

Nhiều nông dân TP.HCM đã bắt đầu đột phá vào công nghệ cao như: Nhà kính, hệ thống tưới phun sương..., thậm chí sẽ đầu tư vào công nghệ sinh học.

Tận dụng những kiến thức của một kỹ sư cơ khí, anh Nguyễn Thanh Phong (xã An Phú, huyện Củ Chi) đã bỏ ra gần 3 tỷ đồng để tự xây dựng nhà kính trồng lan hồ điệp. Anh cho rằng, nếu không dám mạo hiểm tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật, những công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì sẽ rất khó đột phá để nâng cao giá trị sản xuất. Hiện anh đang trồng hơn 20.000 gốc lan hồ điệp đang trong quá trình thu hoạch hoa.

Đồng quan điểm với anh Phong, chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền (thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi)- chủ một vườn lan rộng 4ha, cũng cho biết làm nông bây giờ, nhất là trong điều kiện ở TP.HCM nếu không dám đầu tư, tận dụng chất xám trên đồng ruộng, ứng dụng công nghệ cao thì rất khó thành công. Hiện chị đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống tưới phun sương và nhà lưới cho trang trại lan.

Chị Thanh Huyền cho biết đang có kế hoạch đầu tư hệ thống cấy mô để nhân giống lan. “Tôi đã sang nước ngoài xem hệ thống cấy mô rồi. Tôi cần trang bị kiến thức thêm trước khi đầu tư hệ thống này” - chị nói. Theo chị Huyền, chi phí đầu tư hệ thống cấy mô và công trình nghiên cứu cũng chỉ khoảng 1 tỷ đồng.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Tủi – Trưởng phòng Kinh tế (Hội Nông dân TP.HCM), chương trình chuyển giao công nghệ cao cho nông dân ở TP.HCM đang diễn ra khá chậm. Tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) - một xã điểm trong chương trình chuyển giao công nghệ cao của thành phố, việc chuyển giao cho đến giờ cũng mới chỉ là cây, con giống, các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp và một số mô hình nhà lưới, hệ thống tưới phun sương, máy vắt sữa bò.

Ông Mai Văn Nhắc – cán bộ khuyến nông xã cho biết cả xã cũng chỉ có chưa đến chục hộ trồng lan được Trung tâm Khuyến nông TP.HCM hỗ trợ hệ thống tưới phun sương và nhà lưới. Lý giải điều này, chị Nguyễn Thị Nguyên Trinh – Trưởng phòng Quản lý kế hoạch và chuyển giao công nghệ (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM) cho biết giữa cung - cầu còn khập khễnh.

Nông dân luôn tính đến hiệu quả kinh tế, tính an toàn… trước khi quyết định đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, một chủ vườn lan ở Củ Chi lại cho rằng nguyên nhân là do công nghệ được chuyển giao giá thành còn khá cao.

Theo tính toán của nông dân trồng lan tại TP.HCM, đầu tư một nhà kính rộng 1.000m2 giá thành khoảng 3 tỷ đồng, cùng diện tích nhà lưới là 400 triệu đồng. Theo chị Nguyên Trinh, trong thời gian tới trung tâm sẽ đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ sinh học cho nông dân TP.HCM và các tỉnh, thành trong nước.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cần Cần "Tẩy Não, Thay Máu"… Vụ Mía “Đắng” Ở Long An Vụ Mía “Đắng” Ở Long…