Nuôi lợn (Heo) Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - Phần 1
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - Phần 1

Tác giả NCN, ngày đăng 01/07/2016

Phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - Phần 1

1. Tận diệt các dịch bệnh trên heo:

Mục tiêu của các trang trại là sử dụng nguồn heo giống tốt, nuôi trong môi trường sạch sẽ để sản xuất ra thịt heo chất lượng cao.

Hơn nữa thông qua việc nâng cao năng suất sẽ giúp giảm giá thành sản xuất.

Năng suất cao và giá thành giảm sẽ giúp nâng cao lợi ích của trang trại.

Việc giảm lợi ích của nông trại thường cò nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân do dịch bệnh chiếm tỷ lệ tổn thất cao.

Những loại dịch bệnh làm năng suất suy giảm dẫn đến thất bại cảu trang trại.

Trước đây rất lâu, khi sang thăm Chi Lê, người viết rất ghen tỵ khi toàn nước họ nuôi heo mà không có dịch bệnh.

Hiện nay để phòng ngừa và khống chế các loại bệnh chúng ta thường lệ thuộc vào việc sử dụng vacxin hoặc thuốc kháng sinh mà không quan tâm đến việc cải tiến thiết bị chuồng trại và môi trường nuôi dưỡng.

Vì vậy hiệu quả không đạt được không như ta mong muốn.

Bệnh PRRS là một trong những loại bệnh gây thiệt hại trong nghành chăn nuôi nhưng chưa có biện pháp đối phó cụ thể.

Ở Mỹ gần 10 năm trước họ đã tiến hành tận diệt PRRS trên từng nông trại riêng biệt và được đánh giá là rất thành công.

2. Các biện pháp tận diệt các loại dịch bệnh có trong trại heo:

Trong các trại heo không chỉ có dịch bệnh PRRS mà ta còn phải tiến hành tận diệt các loại bệnh khác.

Theo bảng 1, đó là tóm tắt các phương pháp tận diệt dịch bệnh.

Cũng tương tự như vậy các nông trại vì lợi ích kinh tế hoặc vì sự giao dịch với các quốc giá khác mà chọn phương pháp tận diệt dịch bệnh phù hợp.

3. Tính cần thiết của việc tận diệt PRRS:

PRRS được biết đến như là loại bệnh gây xảy thai trên heo và bệnh hô hấp trên heo con và heo thịt.

Nó là loại bệnh đơn lẻ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế lớn nhất so với các loại bệnh khác.

Mỗi nông trại có thể có những triệu chứng lâm sàng khác nhau do tùy thuộc vào độc lực virut lây nhiễm.

Nhưng ở trường hợp nặng có thể gây xảy thai trên 50% cho nái mang thai.

Heo con bị nhiễm PRRS sẽ gây bệnh hô hấp mãn tính, nếu ở đây heo nhiễm thêm loại vi khuẩn thứ 2 thì tỷ lệ chết sẽ rất cao.

Dĩ nhiên tăng trọng ngày và FCR cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu heo bị nhiễm những loại PRRS như thế này thì tỷ lệ chết và chi phí cho việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ tăng cao.

Chúng ta hãy tham khảo và so sánh kết quả của trại cai sữa trước và sau khi tận diệt PRRS ( bảng 2).

Hiện nay vấn đề lớn nhất phòng chống PRRS là virut PRRS có vài loại kháng nguyên khác nhau nên việc sử dụng vacxin cho chính xác rất khó khăn.

Chính vì vậy nếu có tầm nhìn lâu dài thì ta phải lựa chọn con đường tận diệt PRRS trong việc phòng chống dịch bệnh này.

Trong một số năm qua đã có một số trang trại thành công trong việc tận diệt PRRS có trong trại và đa số các trại này đã không bị tái nhiễm và đang duy trì năng suất tốt.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phương án thực hiện mục tiêu chăn nuôi phù hợp với điều kiện của trang trại mình và nâng cao sản lượng tăng 10% - Phần 3 Phương án thực hiện mục… Chế độ ăn của lợn huyết tương lợn hoặc kháng thể lòng đỏ trứng? Chế độ ăn của lợn…