Mô hình kinh tế Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?

Ngày đăng 26/08/2015

Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?

Ông Hòa cho biết, theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên ông Hòa nghĩ ra cách tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm sò ở gia đình để trồng nấm rơm. “Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Trước kia, nguyên liệu sau khi trồng nấm sò thường là thải loại…”- ông Hòa chia sẻ.

Theo cách làm của ông Hòa, để nâng cao năng suất nấm rơm, ông Hòa phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải, gồm phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới.

Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình trồng nấm. 

Ông Hòa cho biết thêm: “Cơ sở sản xuất của gia đình tôi mỗi năm sử dụng bình quân 200.000 bịch phôi để trồng nấm sò, nên nguồn nguyên liệu thải để tận dụng trồng nấm rơm rất dồi dào. Cứ 10.000 bịch phôi nấm sò thải ra, sản xuất được khoảng 140kg nấm rơm thành phẩm đạt chất lượng cao. Với giá bán 60.000-70.000 đồng/kg nấm rơm ngoài thị trường, trừ chi phí còn lãi 8-10 triệu đồng/vụ nấm rơm (25 ngày).    

Ông Hòa sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa cao su thải loại sau khi trồng nấm sò.

Bà con có nhu cầu xin liên lạc với ông Đỗ Đình Hòa qua số điện thoại 0969.454.161.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đổi đời nhờ rau hữu cơ Đổi đời nhờ rau hữu… Thị trường ngư cụ trầm lắng Thị trường ngư cụ trầm…