Khoai lang Thử Nghiệm Trồng Khoai Lang Chất Lượng Cao

Thử Nghiệm Trồng Khoai Lang Chất Lượng Cao

Ngày đăng 30/10/2013

Thử Nghiệm Trồng Khoai Lang Chất Lượng Cao

Giống khoai lang trồng thí nghiệm là giống chất lượng tốt, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được Viện Cây lương thực, thực phẩm TW chọn lai tạo và được trồng thử nghiệm nhiều vùng trong cả nước. Bình Định lần đầu tiên trồng thí nghiệm các giống khoai lang này.

Hai vùng đất cát nghèo dinh dưỡng được chọn làm thí nghiệm, đó là xã Cát Hiệp, tiêu biểu cho vùng đồng bằng và xã Cát Hải tiêu biểu cho vùng đất cát ven biển. Hai xã này cùng huyện Phù Cát.


Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (Viện) phối hợp Viện Cây lương thực - thực phẩm trung ương, thực hiện đề tài: Trồng thử nghiệm cây khoai lang trên đất cát bạc màu ở Bình Định. Sau gần 2 năm trồng, kết quả ban đầu khả quan, bước đầu đã chọn được 3 giống có triển vọng, KMT4, KMT7, KMT8, năng suất 20-25 tấn/ha chất lượng tốt.

Tại Cát Hải có 10 giống khoai lang được đưa vào trồng thí nghiệm, trên diện tích 500m2. Sau hơn 3 tháng trồng, đến 21/7/2010 đã cho thu hoạch. Theo ông Dương Mai (thôn Chánh Oai, Cát Hải) người có đất trồng tái nghiệm cho biết, năng suất 1,5 tấn/sào, khá cao so với cây khoai lang truyền thống trồng trước kia.


Năm 2009 tại Cát Hiệp, vụ Thu Đông, Viện cũng trồng thí nghiệm 50 giống trên diện tích 3.000m2. Theo ông Hồ Sĩ Công - Phó bộ môn Cây lương thực Viện: Cả 2 vùng trồng thí nghiệm Cát Hiệp, Cát Hải, tuy trên chân đất cát bạc màu nhưng năng suất rất khá, đạt từ 20 - 25 tấn/ha. Các giống năng suất chất lượng có khác nhau, nhưng Viện đã chọn được 3 giống triển vọng: KMT4, KMT7, KMT8. Giống KMT7, KMT8 năng suất chỉ 18-20 tấn/ha, nhưng chất lượng nổi trội hơn các giống khác, có tính ngọt, bở, ít xơ. Còn giống KMT4 năng suất cao nhất 25 tấn/ha, ruột đỏ như củ cà rốt rất đẹp nhưngthịt bị nhão, người địa phương ít ưa chuộng.


Quy trình kỹ thuật trồng giống khoai lang chất lượng cũng rất đơn giản như trồng khoai lang giống địa phương. Cày bừa làm đất tơi xốp, lên luống rộng 70 - 80cm. Bón 5 tấn phân chuồng, 110 kg phân Urê, 150 kg Kali, 80kg Lân cho mỗi ha. Bón lót vào luống trước khi trồng: Lân, một phần Kali, 1/2 lượng Urê. Sau khi trồng 20-25 ngày bón thúc lần 1 một nửa số Urê còn lại và vun gốc cho cây. Sau 45 - 50 ngày khoai lang bắt đầu cho củ, bón thúc lượng Kali còn lại. Khoảng 3 tháng sau khi trồng, khoai lang cho thu hoạch.

Vì trồng trên vùng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới nên nhân dân ở đây dùng giếng khoan tưới phun mưa đủ ẩm, cây khoai lang vẫn phát triển bình thường.


Cây khoai lang giống mới không có sâu bệnh đáng kể chỉ có vi rút do giống, một số ít bị bọ hà ăn củ vụ ĐX, do đó không cần dùng thuốc trừ sâu.

Theo ông Công và một số người dân trồng khoai lang trong đề tài: Năng suất 1,5 tấn/sào, nếu bán giá thị trường thời điểm thu hoạch 3.000đ/kg tổng thu khoảng 4,5 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 1 triệu còn 3,5 triệu đồng. So với cây đậu phụng, cây hành người dân đang trồng cùng chân đất thì giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên với số lượng ít thì bán được, nhiều không ai mua, nên ít người trồng khoai lang là vậy.


Ông Dương Mai cho biết, thôn Chánh Oai là đất trồng khoai lang truyền thống lâu đời. Chỉ cách nay khoảng mươi năm người dân chuyển qua trồng cây hành, đậu phụng, vì trồng khoai lang không có “đầu ra”. Nếu có đầu ra thì dân vùng Cát Hải này phát triển cây khoai lang cho thu nhập cao, với các giống Viện làm thí nghiệm. Tuy vậy vụ hè Thu này ông cũng trồng 300m2 khoai lang giống mới để làm giống, đến vụ ĐX trồng vài sào.

Viện sẽ tiếp tục trồng thí nghiệm vụ Thu Đông sắp đến ở Cát Hải trên diện tích 1.000m2 để khẳng định vụ nào thích hợp, sau đó làm mô hình với diện tích lớn đối với giống triển vọng, để hoàn chỉnh quy trình, mùa vụ, sau đó phổ biến cho bà con trồng.
Ông Hồ Sĩ Công, chủ nhiệm đề tài khuyến cáo bà con nên trồng khoai lang giống đã thí nghiệm trên vùng đất cát bạc màu, khi những cây khác như đậu phụng, hành, mè... không đem lại hiệu quả bằng khoai lang.

Có thể trồng xen cây mì với khoai lang trong vụ ĐX, để khi sau 3 tháng khoai lang thu hoạch còn lại cây mì tiếp tục phát triển để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.Nếu có đầu ra ổn định, cây khoai lang chất lượng giống mới sẽ là cây triển vọng cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng ở Bình Định. Nếu trồng trên đất phù sa, đất giàu dinh dưỡng thì các giống khoai lang nói trên có thể cho năng suất đến 50 - 70 tấn/ha.Giống khoai lang trồng thí nghiệm là giống chất lượng tốt, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được Viện Cây lương thực, thực phẩm TW chọn lai tạo và được trồng thử nghiệm nhiều vùng trong cả nước. Bình Định lần đầu tiên trồng thí nghiệm các giống khoai lang này.


Hai vùng đất cát nghèo dinh dưỡng được chọn làm thí nghiệm, đó là xã Cát Hiệp, tiêu biểu cho vùng đồng bằng và xã Cát Hải tiêu biểu cho vùng đất cát ven biển. Hai xã này cùng huyện Phù Cát.Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ (Viện) phối hợp Viện Cây lương thực - thực phẩm trung ương, thực hiện đề tài: Trồng thử nghiệm cây khoai lang trên đất cát bạc màu ở Bình Định. Sau gần 2 năm trồng, kết quả ban đầu khả quan, bước đầu đã chọn được 3 giống có triển vọng, KMT4, KMT7, KMT8, năng suất 20-25 tấn/ha chất lượng tốt.


Tại Cát Hải có 10 giống khoai lang được đưa vào trồng thí nghiệm, trên diện tích 500m2. Sau hơn 3 tháng trồng, đến 21/7/2010 đã cho thu hoạch. Theo ông Dương Mai (thôn Chánh Oai, Cát Hải) người có đất trồng tái nghiệm cho biết, năng suất 1,5 tấn/sào, khá cao so với cây khoai lang truyền thống trồng trước kia.

Năm 2009 tại Cát Hiệp, vụ Thu Đông, Viện cũng trồng thí nghiệm 50 giống trên diện tích 3.000m2. Theo ông Hồ Sĩ Công - Phó bộ môn Cây lương thực Viện: Cả 2 vùng trồng thí nghiệm Cát Hiệp, Cát Hải, tuy trên chân đất cát bạc màu nhưng năng suất rất khá, đạt từ 20 - 25 tấn/ha. Các giống năng suất chất lượng có khác nhau, nhưng Viện đã chọn được 3 giống triển vọng: KMT4, KMT7, KMT8. Giống KMT7, KMT8 năng suất chỉ 18-20 tấn/ha, nhưng chất lượng nổi trội hơn các giống khác, có tính ngọt, bở, ít xơ. Còn giống KMT4 năng suất cao nhất 25 tấn/ha, ruột đỏ như củ cà rốt rất đẹp nhưng
thịt bị nhão, người địa phương ít ưa chuộng.

Quy trình kỹ thuật trồng giống khoai lang chất lượng cũng rất đơn giản như trồng khoai lang giống địa phương. Cày bừa làm đất tơi xốp, lên luống rộng 70 - 80cm. Bón 5 tấn phân chuồng, 110 kg phân Urê, 150 kg Kali, 80kg Lân cho mỗi ha. Bón lót vào luống trước khi trồng: Lân, một phần Kali, 1/2 lượng Urê. Sau khi trồng 20-25 ngày bón thúc lần 1 một nửa số Urê còn lại và vun gốc cho cây. Sau 45 - 50 ngày khoai lang bắt đầu cho củ, bón thúc lượng Kali còn lại. Khoảng 3 tháng sau khi trồng, khoai lang cho thu hoạch.


Vì trồng trên vùng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới nên nhân dân ở đây dùng giếng khoan tưới phun mưa đủ ẩm, cây khoai lang vẫn phát triển bình thường.

Cây khoai lang giống mới không có sâu bệnh đáng kể chỉ có vi rút do giống, một số ít bị bọ hà ăn củ vụ ĐX, do đó không cần dùng thuốc trừ sâu.


Theo ông Công và một số người dân trồng khoai lang trong đề tài: Năng suất 1,5 tấn/sào, nếu bán giá thị trường thời điểm thu hoạch 3.000đ/kg tổng thu khoảng 4,5 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 1 triệu còn 3,5 triệu đồng. So với cây đậu phụng, cây hành người dân đang trồng cùng chân đất thì giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên với số lượng ít thì bán được, nhiều không ai mua, nên ít người trồng khoai lang là vậy.

Ông Dương Mai cho biết, thôn Chánh Oai là đất trồng khoai lang truyền thống lâu đời. Chỉ cách nay khoảng mươi năm người dân chuyển qua trồng cây hành, đậu phụng, vì trồng khoai lang không có “đầu ra”. Nếu có đầu ra thì dân vùng Cát Hải này phát triển cây khoai lang cho thu nhập cao, với các giống Viện làm thí nghiệm. Tuy vậy vụ hè Thu này ông cũng trồng 300m2 khoai lang giống mới để làm giống, đến vụ ĐX trồng vài sào.


Viện sẽ tiếp tục trồng thí nghiệm vụ Thu Đông sắp đến ở Cát Hải trên diện tích 1.000m2 để khẳng định vụ nào thích hợp, sau đó làm mô hình với diện tích lớn đối với giống triển vọng, để hoàn chỉnh quy trình, mùa vụ, sau đó phổ biến cho bà con trồng.Ông Hồ Sĩ Công, chủ nhiệm đề tài khuyến cáo bà con nên trồng khoai lang giống đã thí nghiệm trên vùng đất cát bạc màu, khi những cây khác như đậu phụng, hành, mè... không đem lại hiệu quả bằng khoai lang.

 Có thể trồng xen cây mì với khoai lang trong vụ ĐX, để khi sau 3 tháng khoai lang thu hoạch còn lại cây mì tiếp tục phát triển để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Nếu có đầu ra ổn định, cây khoai lang chất lượng giống mới sẽ là cây triển vọng cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng ở Bình Định. Nếu trồng trên đất phù sa, đất giàu dinh dưỡng thì các giống khoai lang nói trên có thể cho năng suất đến 50 - 70 tấn/ha.


Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5 Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5 Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi