Tin thủy sản 10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu - những điều cơ bản nhất - Phần 2

10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu - những điều cơ bản nhất - Phần 2

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 02/02/2021

10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu - những điều cơ bản nhất - Phần 2

6. Lấy mẫu tôm thường xuyên

Việc lấy mẫu tôm cho phép những người chăn nuôi biết được tốc độ tăng trưởng của tôm và điều chỉnh chế độ thức ăn, ngăn ngừa việc cho ăn quá nhiều và cho ăn thiếu. Nên lấy mẫu tôm từ 5 đến 7 ngày một lần bằng cách sử dụng mắc lưới phù hợp với kích cỡ hiện tại của tôm. Việc lấy mẫu được thực hiện để ước tính bình quân trọng lượng cơ thể (MBW) được tính toán bằng cách chia tổng trọng lượng cho số lượng tôm.

Những người chăn nuôi nên lấy mẫu tôm thường xuyên để đảm bảo chúng đang tiêu thụ thức ăn một cách hiệu quả

Điều quan trọng cũng cần được lưu ý là cách lấy mẫu, việc này phải được thực hiện một cách tượng trưng. Tránh lấy mẫu gần các khay đựng thức ăn vì tôm ở khu vực đó có xu hướng lớn hơn những con còn lại. Lấy mẫu ngẫu nhiên theo chiều dọc (bao gồm đỉnh, giữa và đáy của cột nước) cũng như theo chiều ngang (bao quát các mặt khác nhau của ao). Tránh lấy mẫu khi tôm đang lột xác.

7. Sử dụng phương pháp lưới xô nhỏ để lấy mẫu

Tổng số lượng tôm giống thu được từ trại giống thường được xác định bằng cách đếm một túi tôm giống mẫu. Sau khi thả giống, người chăn nuôi thường không lấy mẫu theo dõi, nhưng điều rất quan trọng là phải biết tỷ lệ sống sót sau 24 giờ thả giống. Kết quả này có thể cung cấp cho chúng ta một bức tranh rõ ràng hơn về quần thể tôm sau khi chúng trải qua quá trình chịu căng thẳng và thích nghi.

Chúng tôi đang thử nghiệm phương pháp lưới xô nhỏ để ước tính tỷ lệ sống sót. Lưới xô nhỏ là một chiếc xô nhỏ có nhiều lỗ ở mặt bên được che lại bằng tấm lưới. Để lấy mẫu cần đổ 100 con tôm giống vào lưới xô nhỏ và để trên mặt ao trong 24 giờ. Sau 24 giờ, có thể đếm số lượng tôm giống để ước tính số liệu ban đầu về mật độ và tỷ lệ sống sót của tôm. Dữ liệu này rất quan trọng vì nó có thể được sử dụng để điều chỉnh chế độ cho ăn sao cho phù hợp để tránh trường hợp cho ăn quá nhiều hoặc cho ăn thiếu.

8. Lưu ý quá trình tôm lột xác

Quá trình lột xác cho phép tôm phát triển lớn hơn và là một thời điểm trong giai đoạn tôm nuôi thương phẩm cần được đặc biệt chú ý tới. Chúng ta cần phải biết giai đoạn lột xác của tôm là vào khi nào bằng cách lấy mẫu thường xuyên, như vậy chúng ta có thể chuẩn bị kỹ càng hơn khi quá trình lột xác xảy ra. Tốt hơn hết là chuẩn bị một môi trường thích hợp bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vi mô và vĩ mô để giúp tôm hình thành bộ xương ngoài mới (lớp vỏ ngoài mới). Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề khi lột xác và tử vong do lột xác không thành công. Một số khoáng chất có lợi giúp tôm trong quá trình lột xác là: Ca, Cu, Mg, Na, P, K, Se và Zn.

9. Sử dụng men vi sinh đúng lúc

Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi có thể thúc đẩy tốc độ phát triển của tôm, ngăn ngừa căng thẳng và bệnh tật, cũng như duy trì chất lượng nước tốt. Tốt hơn nên sử dụng men vi sinh vào đầu vụ nuôi, giúp tôm non thích nghi với môi trường mới và nâng cao chất lượng nước. Cũng nên sử dụng men vi sinh trong các trường hợp tôm bị căng thẳng (chẳng hạn như trong quá trình thay nước và thu hoạch một phần). Các vi khuẩn có lợi hoạt động bằng cách tăng cường sức khỏe đường ruột của tôm và duy trì một môi trường tương đối tốt, cả hai điều trên giúp làm giảm mức độ căng thẳng.

Áp dụng men vi sinh trong quá trình thu hoạch một phần có thể làm giảm mức độ căng thẳng của tôm và cải thiện chất lượng cuối cùng của chúng © Anne Thaisin

10. Thực hiện giai đoạn vườn ươm

Người chăn nuôi tôm thường thả tôm giống từ trại giống trực tiếp sang ao nuôi thương phẩm nhưng điều này rất rủi ro vì những con tôm giống có hệ miễn dịch tương đối kém phát triển. Mặc dù đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng giai đoạn ương giống giúp giảm thiểu rủi ro đó bằng cách đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của những con tôm giống này được tăng cường trước giai đoạn nuôi thương phẩm.

Để đạt được điều này, tôm giống từ trại giống nên được thả vào các ao hoặc bể ương tương đối nhỏ, có mật độ nhiều hơn 2000 con tôm giống/m2 trong 30 ngày. Các ao/ bể có quy mô nhỏ có nghĩa là cần ít men vi sinh hơn và chúng sẽ hiệu quả hơn so với trong các ao nuôi thương phẩm có quy mô lớn hơn, nhờ đó giảm tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí.

Kết luận - triển khai những điều cơ bản

Chúng tôi hiểu rằng mỗi trang trại có những nhu cầu và thách thức riêng. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ chúng ra thành những điều cơ bản thì những mẹo này có thể áp dụng cho nhiều nông dân khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng 10 mẹo đơn giản này có thể giúp cho những người chăn nuôi tôm thực hiện các chế độ quản lý tốt hơn cho trại của mình.

Có rất nhiều mẹo khác dành riêng cho từng phần của từng giai đoạn chăn nuôi mà chúng tôi sẽ trình bày, vì vậy hãy theo dõi phần tiếp theo của loạt bài viết này nhé.


Cơ hội đầu tư trong tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản nằm ở đâu? Cơ hội đầu tư trong tương lai của… 10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu - những điều cơ bản nhất - Phần 1 10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu -…