Mô hình kinh tế 11 ngành hàng nông sản chiến lược

11 ngành hàng nông sản chiến lược

Ngày đăng 08/10/2015

11 ngành hàng nông sản chiến lược
NNVN xin lần lượt giới thiệu vắn tắt thị trường lợi thế của các mặt hàng nông sản chiến lược này.

Gạo 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lúa gạo luôn giữ vai trò quan trọng và là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Các thị trường xuất khẩu gạo chính là các thị trường truyền thống ASEAN (Philippines, Indonesia, và Malaysia), Trung Quốc, châu Phi, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, châu Âu. 

Với thị trường Trung Quốc: Thống nhất kiểm soát buôn bán tiểu ngạch, minh bạch hóa thông tin giữa 2 bên, đơn giản hóa thủ tục, chuyển dần buôn bán tiểu ngạch sang chính ngạch. 

ASEAN: Đàm phán để xây dựng quan hệ kinh doanh theo cơ chế thị trường, chuyển dần hợp đồng Chính phủ (G2G) sang hợp đồng thương mại; tăng cường sự tin cậy giữa các bên và ổn định của thị trường lúa gạo khu vực, tránh các cuộc khủng hoảng về giá. 

Châu Phi: Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để có thể chuyển từ xuất khẩu trực tiếp sang xuất khẩu thông qua các tổ chức viện trợ; đàm phán, phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế để có phương thức thanh toán đảm bảo khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 

Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á: Phối hợp và thu hút đầu tư để phát triển gạo chất lượng cao và những loại gạo chuyên biệt phục vụ từng thị trường. 

Thủy sản 

Việt Nam hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản lớn thứ 5 của thế giới. Các thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN.

Thị trường các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có thể chia thành hai nhóm chính: Nhóm các nước Hoa Kỳ, Nhật, EU và các nước phát triển có yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và kỹ thuật khắt khe; Trung Quốc. 

Hoa Kỳ, Nhật, EU và các nước phát triển: Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa và gia tăng giá trị cho thủy sản; tập trung xử lý các vấn đề rào cản thuế, phi thuế, kỹ thuật, công nhận lẫn nhau thông qua đàm phán song phương và đa phương dưới các hình thức thích hợp;

Đấu tranh chống mọi hành vi bóp méo thương mại và gây cản trở thương mại đối với thủy sản; chú trọng công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đánh giá trữ lượng, đánh giá năng lực sản xuất, nghiên cứu và đánh giá thị trường và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo tính minh bạch và dễ dự đoán của thị trường;

Đẩy mạnh tham gia các hội chợ thương mại để quảng bá các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến của Việt Nam và hàng Việt Nam chất lượng cao; củng cố vai trò kết nối và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ngoài, các hiệp hội ngành hàng nước ngoài. 

Trung Quốc: Đàm phán để kiểm soát buôn bán tiểu ngạch về lượng, chất lượng và giá cả, minh bạch hóa thông tin giữa 2 bên; chuyển dần buôn bán tiểu ngạch sang chính ngạch, tiến đến xóa bỏ buôn bán tiểu ngạch;

Phối hợp, thiết lập hệ thống thông tin, nghiên cứu thị trường cụ thể, minh bạch, kịp thời đặc biệt là những thông tin về nhu cầu và chính sách biên mậu; thúc đẩy liên kết đầu tư, liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc để xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp với nơi tiêu thụ.


Cá nuôi đội lốt cá đồng Cá nuôi đội lốt cá đồng Khu chăn nuôi tập trung thu hút nhiều trang trại Khu chăn nuôi tập trung thu hút nhiều…