Tin thủy sản 2 bệnh trên cá ngựa do protozoan

2 bệnh trên cá ngựa do protozoan

Tác giả Mạnh Kha, ngày đăng 21/08/2021

2 bệnh trên cá ngựa do protozoan

Sự phát triển quá mạnh mẽ của xu hướng nuôi cá ngựa ở nhiều tỉnh, thành như: Khánh Hòa, Phú Yên, Vũng Tàu, Đà Nẵng … đã kéo theo không ít các hệ lụy mối nguy môi trường, bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc và quản lý các mô hình nuôi cũng như cá ngựa ngoài tự nhiên.

Các bệnh trên cá ngựa có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời và đúng cách. Đồng thời, việc phát hiện sớm và chữa trị hiệu quả cũng mang lại ý nghĩa tích cực trong công tác bảo tồn cá ngựa tự nhiên đối với các dịch bệnh có nguy cơ lây lan. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày 2 bệnh do protozoan gây ra trên cá ngựa thương phẩm, cần được quan tâm và chữa trị.

1. Bệnh Ciliate infestation 

Tác nhân gây bệnh: Bệnh lý do một loại protoazoan có tên là Zoothamnium sp. gây ra. Loài này có thể dễ dàng tìm thấy ở vùng nước ngọt, nước lợ hoặc nước biển từ 5°C đến 25°C, độ sâu từ 0 - 8 mét. Zoothamnium sp. phát triển mạnh ở những khu vực có chất rắn lơ lửng cao, chúng có thể bám vào mang của vật chủ và làm giảm khả năng truyền hô hấp, dẫn đến thiếu oxy do tắc nghẽn cơ học. Loài này còn có thể gây ra bệnh mang đen (black grill), hoặc tích tụ trên bề bề mặt (Surface Fouling) khi mật độ bám trên ký chủ quá cao. Zoothamnium sp. có khả năng làm giảm khả năng sinh sản của vật chủ. Không có thiệt hại mô học xảy ra trong quá trình ký sinh, nhưng nếu mật độ ký sinh quá lớn, ký chủ có thể chết.

Biểu hiện bệnh: Cá ngựa bị Zoothamnium sp. ký sinh xuất hiện các mảng rong sậm màu bám trên đuôi, đầu, ngực, hoặc toàn thân; xuất hiện như bông.

2. Bệnh đốm trắng (White spot)

Tác nhân gây bệnh:  Ichthyophthirus sp. là loại trực tiếp gây bệnh đốm trắng trên cá ngựa. Ký sinh trùng có thể lây nhiễm hầu hết cho cả đàn nếu không được phát hiện sớm. Chúng xâm nhập trực tiếp vào biểu mô mang, da và vây của vật chủ, cư trú trong giai đoạn kiếm ăn (trophont) bên trong lớp biểu bì. Ichthyophthirus sp. có thể được nhìn thấy như một đốm trắng trên bề mặt của cá.

Biểu hiện bệnh: Cá ngựa bị nhiễm bệnh có dấu hiệu xuất hiện các đốm trắng trên cơ thể. Cá lờ đờ, stress. Nặng hơn có thể nhiễm trùng, tử vong. Khi Ichthyophthirus sp. xâm nhập vào một cơ sở nuôi, người nuôi sẽ rất khó kiểm soát chúng, do chu kỳ sinh sản của protozoan này rất nhanh. Nếu không được kiểm soát kịp thời và hiệu quả, nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tử vong 100% trong bầy đàn.

Ichthyophthirius sp. gây ra thiệt hại đáng kể cho mang và da theo hai cách. Đầu tiên, protozoa xâm nhập vào biểu mô của vật chủ, khi số lượng ký sinh trùng tăng cao, thì sự xâm nhập của chúng có thể trực tiếp giết chết cá bằng cách phá hủy “tính toàn vẹn” của bề mặt da cá. Thứ hai, nếu chúng xâm nhập thành công vào biểu mô, chúng sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển và sinh sản trong biểu mô. Giai đoạn này gây lở loét nghiêm trọng, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao cho vật chủ do hiễm trùng. Ảnh hưởng của Ichthyophthirius sp.  đối với mang của cá chủ cũng làm giảm hiệu quả hô hấp, giảm lượng oxy từ nước.

3. Cách thức phòng trị

Có thể dùng phương pháp tắm cá bằng formaldehyde, với liều 100-200 ppm formaldehyd trong 12 giờ, lặp lại hàng ngày trong 3 ngày. Cũng cần chú ý là các bệnh liên đến protozoan có nguyên nhân trực tiếp từ môi trường nước nuôi. Người nuôi cần chú trọng công tác quản lý tốt nguồn nước nuôi, đặc biệt là đối với cá ngựa, một loại rất nhạy cảm với điều kiện thay đổi của môi trường.


Phòng chống nắng nóng cho tôm nuôi Phòng chống nắng nóng cho tôm nuôi Hệ thống khử nitrat mới trong nuôi trồng thủy sản tuần hoàn Hệ thống khử nitrat mới trong nuôi trồng…