Nuôi gà 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 2

25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 2

Tác giả BSTY. Trần Thị Thủy, ngày đăng 26/02/2018

25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 2

6/ Bệnh IC_sổ mũi truyền nhiễm

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà giảm ăn, giảm uống, tiêu chảy, giảm sức sản xuất.

Chảy nước mũi loãng đến nhày.

Viêm kết mạc mắt, phù mặt, yếm.

Thở có âm ran

b/ Điều trị:

Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta vẫn đang điều trị rất có hiệu quả (khi sử dụng Gentamycin thường làm cho đàn gà có dấu hiệu mệt hơn nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh). Tuy nhiên để điều trị thành công và hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh gây ra cần chú ý

– Luôn quan sát và quản lý đàn gà để kịp thời phát hiện bệnh sớm. Cần tách dần những con nghi nhiễm (dựa vào dấu hiệu bên ngoài) ra khỏi đàn.

– Sử dụng các chất điện giải, vitamin C nâng cao sức đề kháng cho gà.- Bắt từng con và tiến hành cho uống kháng sinh. Trong trường hợp số lượng ít và mang tính nguy cấp. (với những đàn dưới 3.000 con nên sử dụng phương pháp này để nâng cao khả năng điều trị và giảm chi phí điều trị).

– Sử dụng thêm các chất long đờm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng các hoạt chất có tác dụng long đờm là vô cùng cần thiết và quan trọng, do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây tăng chất nhờn làm cho gà không thể hô hấp bình thường được. Vì vậy việc giúp gà có thể thở được sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc điều trị và nâng cao sức khỏe đàn gà từ đó nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của gà từ đó dễ dàng vượt qua dịch bệnh và giảm thiệt hại kinh tế

Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày một lần

7/ Bệnh tiêu chảy do E.coli

a/ Đặc điểm bệnh:

+ gà con: gà ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, tiêu chảy phân trắng dễ nhầm với bệnh bạch lỵ

+ gà lớn: gà ốm, chết rải rác, xác chết gầy

+ gà đẻ: giảm năng suất chất lượng trứng do buồng trứng bị viêm

b/ Điều trị:

Vệ sinh môi trường thức ăn nước uống, khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Dùng một trong các loại thuốc sau: Coli-200, Ampicoli, Gentadox… dùng trong 3-5 ngày liên tục. Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực tăng cường sức đề kháng.

8/ Hội chứng giảm đẻ

a/ Đặc điểm bệnh:

Gà giảm đẻ đột ngột, trứng dị hình, nhạt màu, vỏ lụa mỏng, nhăn nheo, dị hình.

Lòng trắng trứng loãng.

Tỷ lệ ấp nở giảm rất mạnh

b/ Điều trị:

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhát hiện nay.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, tiêm phòng vaccin đầy đủ.

Bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào những thời điểm nhạy cảm của gà tránh hiện tượng stress, thay đổi thời tiết, duy trì sức khỏe và khả năng sản xuất trứng cho gà.

9/ Bệnh đậu gà

a/ Đặc điểm bệnh:

Nổi nhiều mụn mủ bằng hạt đậu ở đầu, mắt quanh miệng, mồng.

Đôi khi làm mù cả mắt hoặc nổi mụn trong miệng làm gà đau đớn không ăn uống được

b/ Điều trị:

Cậy vẩy mụn đậu, rửa sạch bằng nước muối loãng

+ Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen lên mụn đậu, sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.

+ Nếu gà bị vết loét ở niêm mạc miệng bôi thuốc sát trùng nhẹ Lugol 1%.

+ Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10%, CuSO4 5% Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh . Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt

+ Bổ sung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A.

+ Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội nhiễm.

+ Đốt chất thải của gà, chất độn chuồng, chất độn ổ đẻ.

+ Phun sát trùng thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh.

+ Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn gà bị bệnh.

10/ Bệnh Marek

a/ Đặc điểm bệnh:

Có thể gặp các trường hợp như sau:

Sưng dây thần kinh đùi, gà không đi lại được.

Liệt chân và cánh, gà vẹo cổ mắt mù ốm yếu rồi chết

b/ Điều trị:

Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Nên dùng một trong các loại thuốc sau: Gentacostrin pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 60-120mg/kg trọng lượng cơ thể; Syxavet pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha 1g/lít nước uống; Cosmixfortte pha 1g/lít nước uống.

 

*Khuyến cáo: Bà con không nên tự chuẩn đoán bệnh, tự sử dụng thuốc Thú Y cho gà nếu chưa chắc chắn về bệnh của gà. Để nhận biết và chuẩn đoán bệnh chính xác, Bà còn cần liên hệ với Bác sỹ Thú Y tại địa phương hoặc cơ quan chuyên môn để được trợ giúp khi gặp rủi ro trong chăn nuôi.


25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 3 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách… 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị - Phần 1 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách…