4 bệnh cần theo dõi khi trồng đậu tương
48 giờ đầu tiên trong cuộc đời hạt giống là thời điểm quan trọng nhất do có thể tạo ra hoặc phá hoại toàn bộ vụ mùa của bạn.
Cần chú ý một số vấn đề khi canh tác đậu tương. Ảnh: AgWeb.
Vào thời điểm đó, hạt giống cần phải hấp thụ nước và điều quan trọng là nhiệt độ của đất phải gần 50 độ để giúp hạt giống tăng trưởng và phát triển.
Nghiên cứu của Burrus Seed đề xuất kiểm tra các vấn đề có nguy cơ gây thiệt hại, cụ thể gồm thối rễ do nấm phytophthora, tổn thương do thuốc diệt cỏ, bệnh úa Pythium và hội chứng đột tử.
Thối rễ phytophthora
Những cánh đồng đất ẩm, ấm có nguy cơ gây thối rễ phytophthora cao hơn. Bệnh có thể tác động đến cây đậu tương giai đoạn cây con đến khi thu hoạch. Bệnh đặc biệt gây hại vào đầu mùa. Nông dân nên sử dụng giống đậu tương có thể có tính kháng di truyền và áp dụng một số phương pháp xử lý hạt giống.
Theo dõi thối rễ phytophthora từ tháng 5 đến tháng 8. Sự xuất hiện của nó tương tự như thối hạt giống sớm và bệnh úa. Bệnh cũng có thể dẫn đến héo, vàng lá và chết cây sớm. Đôi khi cây bị nhiễm bệnh có thân dưới màu đen và rễ bị mục nát.
Tổn thương do thuốc diệt cỏ
Khi đậu tương nảy mầm và mọc lên, chúng có thể bị các triệu chứng tổn thương do thuốc diệt cỏ, đặc biệt là khi nhiệt độ mát mẻ.
“Tổn thương có thể xảy ra khi cây con mọc và bị ảnh hưởng bởi chất diệt cỏ PPO đã dùng cho đất canh tác”, Chris Brown, nhà nông học của Burrus cho biết trong một bản tin gần đây. “Các hạt đất có chứa chất diệt cỏ bắn vào lá cây sau một trận mưa lớn cũng có thể gây chết cây và tạo các đốm hoại tử trên lá. Cây bị thương tổn do thuốc diệt cỏ phổ biến ở đất cát có chất hữu cơ thấp hơn là loại đất là chất hữu cơ cao hơn”.
Bệnh úa Pythium
Cây con bị bệnh Pythium do bị úng trong đất ẩm ướt, mát mẻ. Thời gian bị bệnh này của đậu tương từ cuối tháng 4 đến tháng 8. Trong các khu vực có tiền sử bệnh này, hãy cân nhắc sử dụng thuốc diệt nấm khi có điều kiện đất đai, thời tiết dễ gây mắc nấm Pythium.
Đậu tương mắc bệnh úa Pythium có thể phát triển kém, bị úa vàng và chết. Trên thực tế, hạt giống thậm chí có thể bị thối trong lòng đất. Nếu những triệu chứng đó chưa xuất hiện thì khi đào lên vẫn có thể thấy gốc và thân dưới lá mầm chuyển sang màu tối, bị phân rã.
Hội chứng đột tử (Sudden Death Syndrome - SDS)
Nói chung, các triệu chứng SDS thường xuất hiện vào cuối mùa vụ. Tuy nhiên, căn nguyên bênh là nấm, lây nhiễm cho cây vào đầu mùa. Tác nhân gây bệnh lây nhiễm SDS đậu tương trong điều kiện ẩm ướt, mát mẻ nhưng phương pháp xử lý hạt giống và kháng gen có thể giúp chống lại bệnh này.
SDS là do fusarium virguliforme gây ra và cần theo dõi căn bệnh này ở đậu tương từ tháng 6 đến giữa tháng 8. Chú ý tới lây bệnh vào đầu mùa là rất quan trọng bởi nếu điều đó xảy ra, và các điều kiện sau đó có lợi cho sự phát triển của bệnh, nó chắc chắn làm giảm năng suất.
Thời tiết đầu mùa mát mẻ, ẩm ướt kích thích lây nhiễm bệnh phát triển. Khi thời tiết ẩm ướt, theo sau là thời tiết khô, ấm sẽ là môi trường lý tưởng cho căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ