5 sai lầm về an toàn sinh học trong trại heo
Chuyên gia Josep Casanovas (một chuyên gia người Tây Ban Nha) chia sẻ về 05 sai lầm về an toàn sinh học thường gặp trong chăn nuôi heo cũng như việc áp dụng chúng tại các trang trại chăn nuôi chuyên nghiệp.
Ông chia sẻ: Trong suốt cuộc đời làm việc của tôi, tôi luôn tin rằng sai lầm về an toàn sinh học thường gặp nhất liên quan đến việc không biết phân biệt chính xác khu vực “bẩn” và khực vực “sạch”. Tôi tiếp tục tin vào điều này cho đến khi có ai đó yêu cầu tôi giải thích về 5 sai lầm an toàn sinh học ở các trại heo hiện nay.
Phản ứng đầu tiên của tôi lúc đó là “làm thế nào mà một trại có thể tồn tại khi họ mắc tất cả 5 sai lầm thường gặp cùng một lúc”
Nhưng tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng câu hỏi đó thực chất hỏi về 5 sai lầm hàng đầu trong ngành chăn nuôi heo và chúng không thể xảy ra cùng một trang trại và cùng lúc được.
Đầu tiên và quan trọng nhất đó là các chủ trang trại đánh giá thấp tầm quan trọng của an toàn sinh học
Việc quan trọng đầu tiên chúng ta cần thực hiện trong bất kỳ một hệ thống chăn nuôi nào là thiết lập một chương trình và kế hoạch an toàn sinh học được thiết kế phù hợp với trại nhất. Điều này phải được làm trước khi đưa trang trại vào chăn nuôi.
Phòng thay đồ, khu vực vận chuyển heo ra vào trại… tất cả phải được sẵn sàng trước khi hệ thống sản xuất bắt đầu. Sẽ dễ tưởng tưởng hơn với một trang trại chăn nuôi hỗn hợp, nơi mà chuồng đầu tiên đã đầy heo trong khi chuồng thứ 2 vẫn chưa được khử trùng và có đủ thời gian cách ly. Hay hệ thống phòng thay đồ chưa hoàn toàn sẵn sàng trong khi heo đã được đưa về trại. Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra với những trại heo chăn nuôi như vậy.
Điều thứ 2 cũng quan trọng không kém đó là không hoàn toàn hiểu rõ về chương trình an toàn sinh học của trại
Điều quan trọng là phải hiểu rõ về các chương trình an toàn sinh học khác nhau để thực hiện chúng một cách đúng đắn và hiệu quả qua thời gian.
Một chương trình an toàn sinh học được thực hiện một cách bắt buộc mà không hiểu rõ bản chất thì sớm hay muộn sẽ trở thành một chương trình không hiệu quả.
Tất cả mọi người đều phải hiểu được các nguyên tắc và cách áp dụng để thực hiện chúng gồm các thành phần: chủ trại, nhân công, bác sỹ thú y…
Hàng rào xung quanh trại là một yêu cầu bắt buộc ở nhiều nơi trên thế giới để ngăn chặn sự xâm nhập của của người và động vật vào trại, gồm cả động vật nhà (chó, mèo) và động vật hoang dã (heo rừng hoặc cáo).
Cũng cần lưu ý rằng hàng rào xung quanh trại bằng tường thì có hiệu quả cho mục đích ngăn động vật xâm nhập hơn là hàng rào bằng thép gai
Hàng rào này khó để cắt cỏ nhưng ngăn được chuột bò vào trong. Đây là sự thay đổi cần thiết để trại được đảm bảo an toàn.
Cũng cần lưu ý rằng thay đổi trang phục lao động một cách khoa học và rửa tay đúng cách thì vẫn tốt hơn là tắm thường xuyên nhưng sai cách.
Việc rửa sạch và sát trùng xe tải vào trại sẽ không còn ý nghĩa gì nếu tài xế lái xe tải đó đi giày và mặc quần áo bẩn.
Điều thứ 3: Cho rằng các nguyên tắc về an toàn sinh học chỉ cần thiết cho hệ thống trang trại lớn
Chương trình an toàn sinh học phải được áp dụng ở tất cả các hệ thống trang trại bất cứ quy mô nào.
Chúng ta phải hiểu rằng an toàn sinh học là các hoạt động mà chúng ta có thể làm để ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh truyền nhiễm vào trong trại. Và những hoạt động này còn hiệu quả để ngăn chặn sự xuất hiện của mầm bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ chính trại của chúng ta. Điều này được hiểu là sự bảo vệ sinh học.
Chúng ta cần phải nhớ rằng có một loạt các bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến một vài cá thể trang trại mà chúng gây bệnh trên một khu vực lớn và chúng yêu cầu phải nỗ lực xóa dịch bệnh trên diện rộng. Ví dụ các bệnh như lở mồm long móng (LMLM), dịch tả heo châu phi, dịch tả lợn cổ điển và giả dại. Những bệnh này gọi là bệnh xuyên biên giới và được sự quan tâm toàn cầu.
An toàn sinh học hay sự bảo vệ sinh học phải được áp dụng cho tất cả quy mô trang trại heo từ trại lớn đến trại nhỏ.
Điều thứ 4: Thật nguy hiểm nếu quá tự tin với quy trình an toàn sinh học của bạn nếu nó không hiệu quả
Có nhiều biện pháp an toàn sinh học hơn sẽ giảm được nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng, những nguy cơ này không bao giờ giảm xuống bằng 0 cả.
Bộ áo liền quần bảo hộ dùng một lần và ủng dùng một lần là không hiệu quả, chúng chỉ đơn giản là đem lại cảm giác an toàn giả mà thôi.
Vòm phun sát trùng hoặc tắm sát trùng là bước an toàn sinh học hiệu quả nhưng rất tự tin nếu nói tất cả mầm bệnh dưới vòm phun hoặc đi qua tắm sát trùng đều được khử sạch hoàn toàn.
Điều thứ 05 không xác định đúng khu vực bẩn và khu vực sạch
Ranh giới giữa khu vực sạch và nơi nuôi động vật phải được xác định và phân chia rõ ràng với phần còn lại của trại là khu vực bẩn.
Điều này đặc biệt quan trọng ở những điểm tiếp xúc giữa khu vực của vật nuôi và các khu vực còn lại của trại như khu vực xếp/dỡ con vật, khu vực lối vào (con vật và thiết bị), khu vực lối vào của người và khu vực chứa con vật chết…
Giới hạn giữa khu vực sạch và bẩn phải rất rõ ràng. Điều này cực kỳ quan trọng ở khu vực xếp/dỡ con vật và người.
Nói tóm lại, tôi cho rằng các hệ thống chăn nuôi của chúng ta vẫn còn mắc quá nhiều các lỗi về an toàn sinh học. Bạn có thể tưởng tượng những điều sẽ xảy ra tương tự với trại heo của bạn đó là trường hợp một chiếc xe trong tình trạng mắc cả 5 lỗi về an toàn giao thông gồm: lái tốc độ quá nhanh, nồng độ cồn trên mức cho phép, không có phanh, lốp xe không đảm bảo và không thắt dây an toàn.
Hãy hành động một cách đúng đắn nhất.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ