Tin nông nghiệp 6 hiểu lầm thường gặp nhất về cây trồng biến đổi gen

6 hiểu lầm thường gặp nhất về cây trồng biến đổi gen

Tác giả P.V (tổng hợp), ngày đăng 26/10/2016

6 hiểu lầm thường gặp nhất về cây trồng biến đổi gen

Nhiều bạn đọc giờ không còn xa lạ với từ GMO – sinh vật biến đổi gen (genetically modified organism). Công nghệ biến đổi gen (BĐG) cho phép người nông dân gieo trồng những giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, qua đó hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn hiểu lầm GMO là thứ gì đó không tốt đẹp.

Dưới đây là 6 hiểu lầm thường gặp nhất về BĐG và sự thật:

1. Biến đổi gen là rất độc hại

Theo báo cáo mới nhất của Viện Hàn lâm khoa học, kỹ thuật và y khoa Mỹ, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người của thực phẩm BĐG. Trên thực tế, thực phẩm BĐG là một trong những loại thực phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng nhất trên thị trường. Trung bình, để mỗi mẫu hạt giống BĐG qua được khâu phê duyệt thì phải mất khoảng 13 năm và tốn kém 136 triệu USD.

2. Chỗ nào cũng có BĐG

Trong ảnh: Để ra được thị trường, rau củ biến đổi gen được kiểm tra hết sức kỹ lưỡng (ảnh minh họa). Ảnh: T.L 

Thực ra, chúng ta mới có rất ít cây trồng BĐG. Cho đến nay mới chỉ có 10 loại cây trồng được cho phép ứng dụng kỹ thuật di truyền (BĐG), bao gồm: Cỏ linh lăng, cải dầu, đu đủ cầu vồng, đậu tương, ngô (cả ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và ngô ngọt), bông, bí đao, khoai tây và táo.

3. Kỹ thuật di truyền là một công nghệ mới

Người nông dân đã cố gắng thay đổi gen di truyền của cây trồng từ hơn 10.000 năm nay. Tất cả loại trái cây, rau củ và ngũ cốc hiện có mặt trên thị trường đều đã có bàn tay can thiệp của con người vào bộ gen của chúng. Kỹ thuật lai tạo giống cây trồng đã xuất hiện từ hàng thế kỷ trước, khi người nông dân thực hiện phương pháp lai tạo để cho ra những thành phẩm ngon miệng và có sức kháng bệnh tốt hơn. Vào thập niên 20 của thế kỷ trước, người nông dân bắt đầu sử dụng các phương thức hoá học và phóng xạ để biến đổi hạt giống và cho ra những cây trồng mong muốn. Cả hai phương pháp này sẽ biến đổi tới khoảng 300.000 mẫu gen thực vật.

Với kỹ thuật di truyền hiện đại (công nghệ BĐG – công nghệ sinh học), các nhà khoa học chỉ cần lựa chọn và biến đổi từ 1-3 mẫu gen cần thiết để gieo trồng một giống cây với các đặc điểm, tính trạng tốt nhất. Kết quả cuối cùng: Ngô kháng được nhiều loài côn trùng, đu đủ kháng được bệnh dịch và đậu nành có thể chống chịu được hạn hán. Bên cạnh đó, kỹ thuật di truyền không chỉ giới hạn để tạo ra giống cây trồng - thực phẩm. Insulin vốn trước đây được tạo ra từ tử thi người hay tuyến tuỵ của lợn, thì giờ với công nghệ di truyền giờ chúng ta đã có những loại insulin với chất lượng cao hơn.

4. Thực phẩm BĐG nghèo dinh dưỡng

Kỹ thuật di truyền chủ yếu tập trung vào việc giảm lượng thuốc trừ sâu phun lên cây trong suốt quá trình canh tác và chống chịu thuốc trừ cỏ, từ đó cải thiện sản lượng thu hoạch cho người nông dân. Những BĐG nhờ kỹ thuật di truyền không gây ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm BĐG có hàm lượng dinh dưỡng giống với những phiên bản truyền thống của chúng.

5. Ăn phải thực phẩm BĐG, gen của bạn cũng biến đổi theo

Đó là sự hiểu nhầm. Thực phẩm nào cũng vậy, protein trong nó dù có BĐG hay không cũng không hề có chút ảnh hưởng gì đến bộ ADN của con người. Lý do là bởi enzyme đã phá vỡ ADN trong ruột và khiến nó không còn chức năng tác dụng gì nữa. Trên thực tế, khi một giống cây trồng được xử lý xuống chỉ còn đường (củ cải đường, ngô) hoặc tinh dầu (ngô, đậu nành, dầu hạt cải, bông) thì không còn protein nữa. Không protein đồng nghĩa là không ADN.

6. Sinh vật BĐG gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

Kỹ thuật di truyền thực sự đang mang lại nhiều điều tốt cho trái đất hơn là sử dụng các phương pháp canh tác thông thường. Chẳng hạn, khi cây trồng BĐG có khả năng kháng sâu bệnh, nông dân không cần phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu. Tương tự, các loại giống cây được thiết kế để thích ứng tốt hơn với các thay đổi của môi trường (như hạn hán, bệnh dịch...) nên sẽ giảm bớt nạn phá rừng để làm nông nghiệp.


Hội Nông dân Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đông Á: Hợp tác phát triển nền nông nghiệp hiện đại Hội Nông dân Việt Nam - Viện Nghiên… Lúa kim cương 111 giỏi chống chịu thời tiết bất lợ Lúa kim cương 111 giỏi chống chịu thời…