7 tháng xuất khẩu thủy sản giảm 17%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,28% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 579 triệu USD, giảm 27,71% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,36% và 7,39%. Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 21,51%) và Anh (tăng gần 40%).
Cùng chung đà sụt giảm, ở thị trường trong nước, mặt hàng thủy sản chủ lực là cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL trong tháng 7 tiếp tục xu hướng ảm đạm.
Tại Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu (cỡ 650- 850g/con) ở mức 20.800 đ/kg nhưng nhu cầu mua yếu. Tại Đồng tháp, cá tra nguyên liệu cùng cỡ giá khoảng 20.500-20.700 đ/kg.
Trong khi đó, thị trường cá tra vượt cỡ đang khá sôi động. Tại Cần Thơ, cá tra (cỡ từ 1-1,2 kg/con) được các doanh nghiệp đẩy mạnh gom để xuất sang Trung quốc, mức giá dao động 20.000-20.300 đ/kg.
Bớt ảm đạm hơn mặt hàng cá tra, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 7 tăng nhẹ so với tháng trước. Cụ thể, giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau tăng khoảng 10.000 đ/kg tùy kích cỡ, hiện ở mức 260.000đ/kg (cỡ 20 con/kg); 190.000đ/kg (cỡ 30 con/kg); 150.000 đ/kg (cỡ 40 con/kg).
Giá tôm thẻ sau khi giảm vào đầu tháng nay đã tăng trở lại do nguồn cung tôm nguyên liệu không còn nhiều, một phần sức mua tăng nhẹ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo: Nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường thế giới sẽ tăng trở lại trong thời gian tới để phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2015.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ