Nuôi lợn (Heo) Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ (Phần 01)

Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ (Phần 01)

Ngày đăng 09/09/2015

Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ (Phần 01)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một khâu rất quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn. Số lượng lợn con cai sữa hàng năm của mỗi nái là nhân tố đóng góp chính tới hiệu quả kinh tế của mỗi đơn vị chăn nuôi. Ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỉ lệ lợn con chết trong giai đoạn theo mẹ là 5-8%, trong đó khoảng 30% số lợn con chết trước hoặc trong khi sinh, 44% chết trong 2 ngày đầu tiên sau khi đẻ, chính vì vậy công tác quản lý, chăm sóc lợn con sơ sinh là rất quan trọng.

Khi lợn con được sinh ra, chúng phải trải qua stress do giảm nhiệt độ đột ngột đặc biệt là vào mùa đông, hơn nữa toàn bộ cơ thể lợn con sơ sinh đều bị ướt do nước ối của lợn mẹ nên chúng sẽ mất năng lượng trong quá trình làm khô cơ thể và để chống lạnh. Điều này khiến cho thời gian tiếp cận và bú sữa đầu của lợn con lâu hơn trong khi thành phần của sữa đầu thay đổi chỉ vài giờ sau khi sinh. Chính vì vậy, lợn con được bú sữa đầu càng sớm, khả năng chống chịu bệnh và sức sống càng tốt. Mặt khác, cơ thể của lợn sơ sinh bị ướt là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sẵn có ở chuồng nuôi thâm nhập, phát triển và gây bệnh.

Mistral là hỗn hợp từ tảo biển, khoáng núi lửa, thực vật hấp thu, tinh dầu và chất làm lành vết thương. Mistral không độc và có tác dụng làm khô cơ thể lợn con ngay sau khi sinh, giúp lợn con không bị nhiễm lạnh và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhiễm. Bột Mistral đã được dùng phổ biến ở Châu Âu, Châu Mỹ và ở Thái Lan, Đài Loan.

Trong một vài năm gần đây sản phẩm bột Mistral đã được dùng ở Việt Nam song chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bột Mistral. Chính vì vậy nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn con sơ sinh đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con giai đoạn theo mẹ.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 7 năm 2008, tại trại lợn giống hạt nhân Thụy Phương thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. 72 ổ lợn con được chia ngẫu nhiên thành ba lô, đồng đều về giống và lứa đẻ của lợn mẹ.

Mỗi lô gồm 24 ổ đẻ.

Lô 1: sử dụng bột xoa Mistral của Pháp

Lô 2: sử dụng bột xoa của Việt Nam

Lô 3 (đối chứng): không sử dụng bột xoa

Lợn con được xoa bột ngay sau khi sinh ra, xoa từ cổ trở xuống, xoa toàn bộ cơ thể và sau đó rắc một lớp mỏng nơi lợn con nằm.

Các chỉ tiêu theo dõi

Khối lượng lúc sơ sinh (bắt đầu thí nghiệm) và cai sữa 21 ngày tuổi (kết thúc thí nghiệm)

Tỉ lệ mắc bệnh, thời gian điều trị khỏi và tỉ lệ chết do tiêu chảy

Tỉ lệ mắc bệnh, thời gian điều trị khỏi và tỉ lệ chết do viêm da

Chi phí thức ăn cho lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con

Chi phí thức ăn cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ

Chi phí thuốc thú y của từng lô trong giai đoạn thí nghiệm

Chi phí mua bột xoa

Tính hiệu quả kinh tế

Khối lượng (KL) lợn con tăng = KL lúc kết thúc TN – KL lúc bắt đầu TN.

Tổng thu = KL lợn con tăng x đơn giá /kg P

Tổng chi = Chi phí TĂ cho lợn mẹ + TĂ cho lợn con + Thuốc thú y + Giá mua bột xoa

Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - Tổng chi

Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab 13.0 trên máy tính.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn con sơ sinh đến tăng khối lượng và tỉ lệ hao hụt lợn con trong giai đoạn theo mẹ

Kết quả xác định ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến tăng khối lượng và tỉ lệ hao hụt của lợn con giai đoạn theo mẹ được trình bày ở bảng 1. Các chỉ tiêu tăng khối lượng và tỉ lệ hao hụt ở lô sử dụng bột xoa của Pháp và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). Số con cai sữa ở lô sử dụng bột xoa của Pháp (9,67 con/ổ) cao hơn lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (9,58 con/ổ) và cao hơn lô đối chứng (9,54 con/ổ) (P = 0,043).

Khối lượng lợn con cai sữa ở lô sử dụng bột xoa của Pháp (59,45 kg/ổ) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (58,65 kg/ổ) cao hơn so với lô đối chứng (56,39 kg/ổ) (P = 0,046). Tương tự tăng khối lượng của lợn ở lô sử dụng bột xoa của Pháp (229,74 g/con/ngày) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam cao hơn lô đối chứng (218,61g/con/ngày) (P = 0,037). Tỉ lệ hao hụt lợn ở lô sử dụng bột xoa của Pháp (4,92%) thấp hơn so với lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (5,35%) và thấp hơn so với lô đối chứng (6,53%).

Bột xoa có tác dụng làm khô cơ thể ngay lập tức giúp cho lợn con không bị lạnh, làm sạch và nhanh khô cuống rốn phòng nhiễm trùng qua đường rốn. Lợn con nhanh cứng cáp sau khi sinh, dễ dàng tiếp xúc với vú mẹ và sớm bú được sữa đầu. Đó chính là nguồn năng lượng cũng như khả năng miễn dịch từ mẹ truyền cho con. Theo Lumb (2003), tỉ lệ chết của lợn con theo mẹ ở lô có sử dụng bột xoa Mistral thấp hơn 13% và khối lượng lợn con cai sữa tăng 3,7% so với lô đối chứng. Kết quả trong thí nghiệm này cho thấy, lô có sử dụng bột xoa cho lợn sơ sinh có tỉ lệ hao hụt thấp hơn lô đối chứng không sử dụng bột xoa cho lợn sơ sinh, nhưng chỉ thấp hơn từ 1,18 đến 1,61% và khối lượng lợn con cai sữa tăng từ 2,26 đến 3,06 kg lợn con/ổ, tương đương với 4,0% đến 5,4% so với lô đối chứng.

Bảng 1: Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến tăng khối lượng và tỉ lệ hao hụt của lợn con giai đoạn theo mẹ

Chỉ tiêu theo dõi

Lô 1 (Pháp)

Lô 2 (VN)

Lô 3 (ĐC)

SE

Tổng số ổ lợn TN

24

24

24

Số con sơ sinh/ổ

10,17 a

10,13 a

10,21 a

0,14

0,061

Số con cai sữa/ổ

9,67 a

9,58 ab

9,54 bc

0,18

0,043

KL sơ sinh/ổ (kg)

13,48 a

13,37 a

13,47 a

0,23

0,072

KL cai sữa/ổ (kg)

59,45 a

58,65 a

56,39b

0,56

0,046

Tỉ lệ hao hụt (%)

4,92 a

5,35 a

6,53 b

0,11

0,044

Tăng khối lượng (g/con/ngày)

229,74 a

228,56 a

218,61 b

7,11

0,037

Các giá trị trong cùng một hàng nếu mang chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa (P<0.05); nếu mang chữ cái giống nhau là sai khác không có ý nghĩa (P>0.05)

Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn con sơ sinh đến tỉ lệ mắc tiêu chảy và viêm da ở lợn con giai đoạn theo mẹ

Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến tỉ lệ tiêu chảy của lợn con giai đoạn theo mẹ được trình bày ở Bảng 2.

Bảng 2: Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến hội chứng tiêu chảy của lợn con giai đoạn theo mẹ

Chỉ tiêu theo dõi

Lô 1 (Pháp)

Lô 2 (VN)

Lô 3 (ĐC)

SE

P

Tổng số lợn thí nghiệm

244

243

245

Số con mắc

23

23

29

Tỉ lệ mắc (%)

9.47 a

11.84 b

0.56

0.039

Số con khỏi

18

18

23

Tỉ lệ khỏi (%)

78.26 a

78.26 a

79.31 a

9,17

0,072

Thời gian điều trị (ngày)

2.1 a

2.2 a

3.7 b

0,15

0,043

Số con hao hụt

5

5

6

Tỉ lệ hao hụt (%)

2.05 a

2.06 a

2.45 b

0,31

0,047

Tỉ lệ lợn con mắc tiêu chảy ở lô đối chứng (11,84%) cao hơn ở lô sử dụng bột xoa Mistral (9,43%) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (9,47%) (P = 0,039). Trong số lợn con bị tiêu chảy, thời gian điều trị khỏi ở lô sử dụng bột Mistral (2,1 ngày) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (2,2 ngày) thấp hơn lô đối chứng (3,7 ngày) (P = 0,043). Tỉ lệ lợn hao hụt do tiêu chảy ở lô đối chứng (2,45%) cao hơn lô sử dụng bột xoa Mistral (2,05%) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (2,06%) (P = 0,047).

Chavananikul và cs, (2004) đã tiến hành một thí nghiệm tại tỉnh Ratchaburi của Thái Lan, ứng dụng chế phẩm Mistral cho lợn con sơ sinh đã làm tỉ lệ tiêu chảy trong tuần đầu tiên sau khi sinh giảm 40% so với lô đối chứng. Kết quả của thí nghiệm này cho thấy, tỉ lệ lợn con tiêu chảy ở lô sử dụng bột xoa Mistral và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam thấp hơn lô đối chứng lần lượt là 2,41% và 2,37%.

Ảnh hưởng của sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến viêm da lợn con giai đoạn theo mẹ được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3: Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến bệnh viêm da ở lợn con giai đoạn theo mẹ

Chỉ tiêu theo dõi

Lô 1 (Pháp)

Lô 2 (VN)

Lô 3 (ĐC)

Tổng số lợn thí nghiệm

Bảng 4: Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm bột xoa cho lợn sơ sinh đến bệnh viêm da ở lợn con giai đoạn theo mẹ

Chỉ tiêu theo dõi

Lô 1 (Pháp)

Lô 2 (VN)

Lô 3 (ĐC)

SE

P

Tổng số lợn thí nghiệm

244

243

245

Số con viêm da

13

14

19

Tỉ lệ mắc (%)

5.33 a

5.76 a

7.76 b

0.75

0.033

Số con khỏi

9

9

13

Tỉ lệ khỏi (%)

69.23 a

64.29 a

68.42 a

9,17

0,064

Thời gian điều trị (ngày)

5,13 a

5,29 a

7,64 b

0,15

0,021

Số con hao hụt

4

5

6

Tỉ lệ hao hụt (%)

1.64 a

2.06 a

2.45 b

0,31

0,038


Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ (Phần 02) Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến… Heo hậu bị luôn gặp nguy cơ cao nhất trong trang trại Heo hậu bị luôn gặp nguy cơ cao…