Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Các nhà chăn nuôi gia cầm đang muốn thay đổi nguồn cung cấp natri, điều này có thể làm tiết kiệm chi phí thức ăn đồng thời tối ưu hóa năng suất. Một số thử nghiệm đã được thảo luận trong bài báo này.
Tất cả các thức ăn gia cầm cần được bổ sung natri, vì nó là một yếu tố cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý. Điều này được thực hiện thông qua việc bổ sung muối cộng với một nguồn không có clo như: natri bicarbonate, natri carbonate hoặc sesquicarbonate natri. Một nguồn thay thế natri không chứa clo có hiệu quả về mặt chi phí là natri sulphate luôn sẵn có cho các nhà chăn nuôi gia cầm. Các nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí cho việc bổ sung natri; trong khi vẫn kiểm soát cân bằng điện giải khẩu phần (DEB) nhằm cải thiện năng suất gà thịt và chất lượng chất độn chuồng.
Các nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí cho việc bổ sung natri; trong khi vẫn cải thiện được năng suất gà thịt và chất lượng chất độn chuồng. Hình ảnh: Shutterstock
Các cân nhắc về lập công thức
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tỷ lệ sinh lý giữa clo với natri là nhỏ hơn 1. Vì vậy, việc cân nhắc về lập công thức là quan trọng với việc sử dụng nguồn natri không chứa clo và làm giảm muối để duy trì tỷ lệ này.
Điều này có tác dụng tăng DEB quanh một giá trị tối ưu 240-250 mEq / kg tránh sự mất cân bằng axit-bazơ. Nhiều nhà sản xuất thức ăn trên thế giới đã sử dụng natri sulphate, như một nguồn natri mà không chứa clo. Natri sulphate chứa 32% natri, nồng độ cao hơn so với natri bicarbonate hoặc sesquicarbonate natri.
Vì vậy, các nhà sản xuất gia cầm sẽ giảm chi phí của natri không chứa clo trong khẩu phần ăn, khi sử dụng một sản phẩm đạt chuẩn FAMI-QS. So với natri bicarbonat hoặc natri carbonate, natri sulphate có giá trị đệm thấp hơn rất nhiều, có nghĩa là sử dụng natri sulphate làm hạn chế tác động đệm ở phần đường tiêu hóa trên. Khả năng đệm của thức ăn hạ thấp giúp cải thiện khả năng tiêu hoá protein và tăng hiệu quả của bất kỳ axit hữu cơ nào được sử dụng.
Sự thay thế natri bicarbonate
Một nghiên cứu khoa học đã được thực hiện năm ngoái tại Viện nghiên cứu thức ăn chăn nuôi nổi tiếng Schothorst ở Hà Lan. Mục tiêu là đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế natri bicarbonate bằng natri sulphate đến năng suất của gà thịt được cho ăn khẩu phần thương mại kiểu Châu Âu.
Thử nghiệm cũng đo lường các thông số chất lượng của phân và chất độn chuồng, để đánh giá ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của gia cầm. Công thức so sánh thay thế natri bicarbonat bằng natri sulphate (AdiNatri) duy trì giá trị DEB từ 230 đến 250 (mEq / kg) trong bốn giai đoạn chăn nuôi từ 0 đến 37 ngày tuổi. Natri Sulfate và natri bicarbonate có tác dụng tương đương nhau về tăng trọng, lượng ăn vào, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) và chỉ số hiệu quả chăn nuôi gia cầm Châu Âu (EPEF) (Hình 1).
Hình 1: Năng suất gà thịt ở 37 ngày tuổi
Trong khi độ ẩm của phân và chất độn chuồng tương tự nhau, thì pH của phân giảm đáng kể khi sử dụng natri sulphate (Bảng 1). Điều thú vị là, ở gia cầm 35 ngày tuổi, nhóm sử dụng natri sulphate cho thấy pH của chất độn chuồng và tỷ lệ tổn thương bàn chân giảm đáng kể so với nhóm natri bicarbonate. Phân tích chất độn chuồng thì thấy nồng độ sulphate cao gấp đôi khi sử dụng với natri sulphate (Hình 2).
Bởi vậy giả sử rằng nếu các ion sulphate được tìm thấy trong chất độn chuồng thì chúng đã không bị hấp thụ trong ruột. Do đó, chúng không có đóng góp vào cân bằng anion-cation của gia cầm. Xác nhận rằng natri sulphate cải thiện DEB còn SO4 thì không liên quan.
Các tác giả kết luận rằng natri sulphate là một nguồn natri không có clo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Trong các thử nghiệm khác trên gà thịt, khi natri bicarbonate được thay thế bằng natri sulphate trong khẩu phần ăn của gà thịt, thì cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa tăng trọng, lượng ăn vào hoặc tỷ lệ chuyển đổi thức ăn ở gà 42 ngày tuổi.
Tương tự như vậy, khi được quan sát ta không thấy có ảnh hưởng trên sự tiêu thụ nước, hoặc bất kỳ tác động bất lợi đến chất lượng chất độn chuồng. Một điểm khác được quan sát thấy trong một thử nghiệm gà thịt là giảm lượng khí thải ammoniac từ 16.0 xuống 4.5 ppm, cùng với việc giảm độ pH chất độn chuồng. Các nguyên tắc xây dựng công thức trên đã được áp dụng trong các thử nghiệm khác đối với khẩu phần ăn của gà mái đẻ và đã rút ra được kết luận tương tự.
Trong một thử nghiệm, người ta đã so sánh những ảnh hưởng của một khẩu phần ăn sử dụng kết hợp muối và natri bicarbonate với một khẩu phần ăn khác sử dụng muối và natri sulphate.Và đã xác định rằng không có sự khác biệt nào về năng suất đẻ hoặc chất lượng vỏ trứng giữa hai khẩu phần. Mục đích cũng nhằm bác bỏ giả thuyết cho rằng natri sulphate có tác dụng nhuận tràng khi dùng như nguồn natri để cân bằng DEB. Với mục đích này, khẩu phần thử nghiệm cuối được thực hiện với liều natri sulphate cao gấp đôi và thậm chí trong trường hợp này cũng không thấy ảnh hưởng đến VCK của phân và hiện tượng tiêu chảy của gà mái đẻ.
Hình 2: Hàm lượng sulphate trong phân
Ảnh hưởng đến sinh khí ammoniac
2 giả thuyết đã được đặt ra trước để giải thích tại sao việc thay thế natri bicarbonate bằng natri sulfat thì làm giảm mức ammoniac. Thứ nhất là sunphat làm giảm độ pH chất độn chuồng (<8), làm giảm tỷ lệ phát triển của vi khuẩn sản sinh ammoniac. Biết rằng tăng DEB ở gà thịt làm tăng pH chất độn chuồng nhưng kết quả của việc thay thế natri bicarbonate bằng natri sulphate đã làm giảm pH chất độn chuồng do đó giảm sinh ra ammoniac. Giả thuyết thứ hai là một phần của sulfat được bài tiết bởi gia cầm tương tác hóa học với amoniac hiện có trong chất độn chuồng. Nó tạo thành ammonium sulphate do đó làm giảm sự giải phóng ammoniac từ chất độn chuồng, thay vì gắn vào nó và làm giảm pH chất độn chuồng
Bảng 1: Chất lượng của phân và chất độn chuồng ở 35 ngày tuổi
Natri bicarbonate | Natri sulphate | |
Lượng nước trong phân (g/kg) | 777 | 773 |
Độ ẩm trong chất độn chuồng (g/kg) | 511 | 533 |
pH phân | 6.29 | 6.19 |
pH chất độn chuồng | 6.73a | 6.07b |
Ảnh hưởng đến chi phí
Có thể kết luận rằng natri sulphatee có thể thay thế các nguồn natri khác trong khẩu phần ăn cho gà thịt mà không có bất kỳ tác động bất lợi nào lên năng suất. Khi làm như vậy, có thể làm giảm chi phí bổ sung natri vào thức ăn, tạo cho các nhà sản xuất một lợi thế kinh tế đáng kể cho phép thu được lợi ích từ việc cải thiện DEB.
Việc sử dụng natri sulphate làm giảm đáng kể việc thải ammoniac vào chất độn chuồng so với natri bicarbonate. Phát hiện này có lợi cho cả sức khoẻ và năng suất của gia cầm, cũng như tốt cho điều kiện làm việc của người chăn nuôi. Đồng thời, các lo lắng về ảnh hưởng đến tính ổn định của phân hay chất lượng chất độn chuồng cũng được giải tỏa. Nói chung việc sử dụng natri sulphate mang lại cho các nhà sản xuất gia cầm một cơ hội tiết kiệm lớn mà không tổn hại đến năng suất.
Cân bằng điện giải trong khẩu phần ăn
DEB đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nước của cơ thể và sự điều hòa acid:basơ trong máu. Cân bằng điện giải được điều chỉnh cho phép duy trì hệ đệm của máu. Cân bằng điện giải trong khẩu phần ăn được tính bằng cách sử dụng lượng chất điện giải thể hiện bằng g / kg cho mỗi thành phần như sau: DEB = Na + K - Cl. (mEq / kg).
Nếu mức độ ion natri (Na +) và ion kali (K +) quá cao trong khẩu phần ăn thì sẽ có nhiều ion H+ được bơm ra khỏi máu. Ngược lại, việc bổ sung clo(Cl-) sẽ làm giảm nồng độ HCO3- trong máu, dẫn đến tình trạng acidosis, đồng thời sẽ làm giảm khả năng đệm của máu. So với natri thì nên tránh sự thừa clo quá mức.
Bất kỳ sự mất cân bằng nào sẽ làm tăng sự trao đổi axit và bắt đầu quá trình điều hòa bởi xương phổi hoặc thận. Điều này lần lượt dẫn đến tốn kém về năng lượng, và các dưỡng chất thay vì nó sẽ được sử dụng cho sự tăng trưởng vv. Do đó người ta khuyến cáo cân bằng DEB như một ràng buộc trong ma trận dinh dưỡng khi lập công thức, cùng với mức độ tối ưu của mỗi chất điện giải
Nguồn: AllAboutfeed.net
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ