Mô hình kinh tế Bán Đảo Cà Mau: Thủy Lợi Đói Vốn

Bán Đảo Cà Mau: Thủy Lợi Đói Vốn

Ngày đăng 24/02/2012

Bán Đảo Cà Mau: Thủy Lợi Đói Vốn

Ban đầu một số địa phương đã xảy ra tình trạng tranh chấp mặn-ngọt, bị động trong ngăn mặn, giữ ngọt. Về sau, thủy lợi được điều chỉnh quy hoạch, đầu tư bổ sung nên tình hình có phần cải thiện. Tuy nhiên qua diễn biến tình hình dịch bệnh tôm năm 2011, đa số ý kiến của các cơ quan chuyên ngành thì thủy lợi ở vùng tôm- lúa còn nhiều bất cập.

Vốn thủy lợi chẳng thấm vào đâu

Ở huyện Mỹ Xuyên có vùng tôm- lúa lớn nhất tỉnh Sóc Trăng, phủ rộng khắp 6 xã với 17.700 ha. Vào mấy tháng đầu năm, mùa khô trắng đất như thế này là thuận tiện nhất để ra quân làm thủy lợi. Thế nhưng năm 2012 chỉ có dự án thủy lợi tỉnh triển khai thi công một số kênh ở tiểu vùng II, tiểu vùng I, mở rộng được phân nửa phía xã Ngọc Đông.
Do chỉ nạo vét được một số kênh cũ, còn lại nhiều dòng kênh cạn không dẫn nước vào được để SX. Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên tỏ ra sốt ruột: “Năm 2011 vốn đầu tư thủy lợi chưa tới 1 tỷ đồng, chỉ như chữa cháy nên không thấm vào đâu. Ở tiểu vùng I phần làm được tới đâu thì bồi lắng tới đó. Trong khi đa số những con kênh này đóng vai trò quan trọng, dẫn nước phục vụ cả hai mùa tôm- lúa của những xã điểm đang hừng hực khí thế xây dựng nông thôn mới”.
Trở lại vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu, từ năm 2001 tỉnh bắt tay chuyển đổi SX, quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS). Đến nay một số công trình hoàn thành như phân ranh mặn- ngọt ở vùng Bắc quốc lộ 1A, hình thành hệ thống đập thời vụ, ổn định vùng ngọt 80.600 ha và vùng chuyển đổi 75.600 ha, đưa mặn vào trong khoảng 6- 8 tháng. Nhờ việc điều chỉnh này mà một số công trình cấp thoát nước cho NTTS có chuyển biến. Tuy nhiên Bạc Liêu lo nhất vẫn là tình trạng bồi lắng kênh mương ở vùng ven biển quá nhanh.
Ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bạc Liêu băn khoăn: Do ảnh hưởng lớn bởi phù sa biển nên phía biển vùng nam Bạc Liêu cứ 3 năm cần vét kênh một lần, còn vùng lúa- tôm cứ 4 năm phải nạo vét. Mặt khác việc điều tiết nước mặn từ Cà Mau, Kiên Giang theo các kênh trục đưa về, do một số đoạn còn hở, nước mặn đẩy lên Bạc Liêu khó kiểm soát. Vì vậy tỉnh đang cần một số công trình lớn ngăn từ phía sông Cái Lớn, Cái Bé, sông Đốc. Riêng vùng lúa vụ 3 (ĐX muộn) ở Bạc Liêu thường gặp hạn và thiếu nước vào cuối vụ. Vùng này đang đề nghị Bộ NN- PTNT đầu tư thêm 2 trục kênh dẫn nước ngọt từ Sóc Trăng đưa về.
Ở Cà Mau, tuy có mạng lưới sông rạch chằng chịt ăn thông ra hai phía biển Đông và biển Tây, nhưng thủy lợi cũng trong hiện trạng tương tự. Nhiều kênh trục, kênh dẫn nước nội đồng bị phù sa bồi lắng. Trong khi thực tế chuyển đổi cơ cấu SX cho thấy thủy lợi là một trong những điều kiện quyết định sự thành công. Do đó, nhiều năm qua Cà Mau luôn khát vốn đầu tư thủy lợi để đáp ứng SX.
Đầu tư “cuốn chiếu”
Ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bạc Liêu nói: Năm 2012, bằng nguồn vốn thủy lợi phí Bạc Liêu tiếp tục nạo vét các kênh cấp nước và bố trí theo yêu cầu của các huyện. Tuy nhiên do kinh phí có giới hạn nên Bạc Liêu cần nạo vét những tuyến kênh rạch nhỏ ở hai huyện Phước Long và Hồng Dân.
+ Những người nuôi tôm nhiều kinh nghiệm của Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cho rằng: Thủy lợi rất quan trọng, quyết định thành bại trong việc nuôi tôm. Trong khi cả một vùng nuôi tôm rộng lớn (48.600 ha) ở Sóc Trăng, hàng năm tạo sản lượng khoảng 68.600 tấn tôm, giá trị XK hơn 382 triệu USD, nhưng chỉ có con sông Mỹ Thanh dẫn nước vào các kênh nhánh, cung cấp nguồn nước cho hàng vạn ao nuôi.
+ Đi qua nhiều vùng nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) hầu như chỉ có một kênh cấp, đồng thời cũng đảm nhận vai trò thoát nước. Qua bao vụ nuôi tôm, dùng chất xử lý ao nuôi, thuốc phòng trị bệnh… đều thải ra con kênh đó, tạo điều kiện dịch bệnh bùng phát và là hiểm họa gây ô nhiễm môi trường.Cũng trong tình trạng thiếu vốn nên từ năm 2004- 2005 Bạc Liêu thí điểm đầu tư làm ô thủy lợi khép kín, mỗi ô 40- 50 ha. Mô hình này thành công, đáp ứng tốt SX lúa. Đến nay Bạc Liêu có 172 ô thủy lợi khép kín với suất đầu tư bình quân mỗi ô 1,5- 2 tỷ đồng. Nhờ cách làm này Bạc Liêu tạo tiền đề tốt về hạ tầng thủy lợi cho việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Ở Cà Mau, theo các dự án quy hoạch thủy lợi được phê duyệt trên địa bàn tỉnh được phân ra thành 2 vùng lớn gồm: Nam Cà Mau có 18 tiểu vùng, bao gồm cả 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn với tổng diện tích 314.000 ha; vùng bắc Cà Mau có 5 tiểu vùng với 204.000 ha bao gồm cả dự án Quản lộ Phụng Hiệp (50.000 ha). Tổng nguồn vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng.
Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết, do nguồn vốn quá lớn chưa thể đáp ứng đủ nên các công trình thủy lợi hàng năm của tỉnh chủ yếu thực hiện vét kênh mương để kiểm soát mặn. Trong giai đoạn 10 năm trước (2000- 2010) cần nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi theo kế hoạch quá lớn, khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng vốn đáp ứng thực hiện cho các công trình chỉ khoảng 400 tỷ, chiếm 1/10.
Từ năm 2009- 2010 Cà Mau đầu tư theo nguồn lực của tỉnh, thí điểm xây dựng 10 ô thủy lợi đê bao khép kín ở các huyện Cái Nước, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời. Mỗi ô 500 ha, vốn đầu tư mỗi ô 5- 10 tỷ đồng. Cách làm từng bước này cho thấy hiệu quả. Cà Mau chuẩn bị mở rộng thêm vùng lớn từ 5.000- 10.000 ha.
Ông Nguyễn Văn Khởi, PGĐ Sở NN- PTNT Sóc Trăng cho rằng: “Đầu tư thủy lợi cho NTTS, vùng nuôi tôm không chỉ có Sóc Trăng mà hầu như tỉnh nào cũng cần. Mặc dù những năm qua TƯ và tỉnh đều quan tâm đầu tư, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa do kênh, mương bồi lắng nhanh. Nguồn lực vốn đầu tư yếu nên kinh phí đầu tư nạo vét hàng năm khó đáp ứng. Sóc Trăng đang lập các hồ sơ dự án năm 2012, riêng nạo vét kênh mương có 3 dự án với tổng nguồn vốn khoảng 75 tỷ đồng.”


Trồng Nấm Rơm Làm Giàu Trồng Nấm Rơm Làm Giàu Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông…