Mô hình kinh tế Bảo Thắng (Lào Cai) Đã Khống Chế Được Dịch Sâu Ong Phá Hoại Cây Mỡ

Bảo Thắng (Lào Cai) Đã Khống Chế Được Dịch Sâu Ong Phá Hoại Cây Mỡ

Ngày đăng 11/04/2014

Bảo Thắng (Lào Cai) Đã Khống Chế Được Dịch Sâu Ong Phá Hoại Cây Mỡ

Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.

Ước tổng diện tích cây lâm nghiệp trên địa bàn đã bị sâu ong tấn công lá là 84 ha, trong đó có 17 ha bị thiệt hại nặng, số diện tích cây lâm nghiệp còn lại chỉ ảnh hưởng nhẹ, không có tác động đến năng suất rừng.

Dịch sâu ong bùng phát trên địa bàn các xã: Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Xuân Quang vào đầu tháng 3/2014. Ngay sau khi dịch xảy ra, các cơ quan chức năng và nhân dân tại các xã trên đã tổ chức phát dọn cỏ, chặt tỉa cành thừa, đốt lửa hun khói dưới gốc cây để hạn chế mức độ sinh sôi và phát tán của sâu ong.

Theo bà Lê Thị Lý, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng thì sâu ong thường tàn phá rừng với mức độ lớn, sau một đêm là chúng có thể ăn trụi lá tại một khu rừng mỡ, ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu nặng hơn sẽ gây chết cây.

Vòng đời của sâu ong khá ngắn (từ 30-35 ngày), nhưng sau khi ăn lá cây chúng lại chui xuống đất làm tổ, gặp thời tiết thuận lợi sẽ tiếp tục phá hoại cây trồng.

Thời điểm trong 1 năm, sâu ong thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 4, đợt hai xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11.

Khuyến cáo của cơ quan chuyên môn là thời điểm này người sản xuất cần thường xuyên kiểm tra rừng trồng, phát quang cỏ rậm để hạn chế sâu bệnh hại.

Trung bình khoảng 2-3 năm tại Bảo Thắng lại xuất hiện một đợt dịch trên cây lâm nghiệp và sâu thường gây hại trên cây bồ đề, quế, mỡ.


Chuối “Cháy” Hàng Vì Thương Lái Nước Ngoài Chuối “Cháy” Hàng Vì Thương Lái Nước Ngoài Ớt Cuối Vụ Giá Giảm Mạnh Ớt Cuối Vụ Giá Giảm Mạnh