Tin nông nghiệp Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 5

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 5

Tác giả 2LUA.VN tổng hợp, ngày đăng 18/12/2017

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 5

Phần 5 - Sử dụng các chất để bảo vệ cây trồng và cách hỗn hợp

Ở đâu các dụng cụ phun không có thì có thể vẩy chất lỏng vào cây bằng chổi quét sơn, chổi làm bằng các cây ở địa phương.

1/ Cây hương liệu

Nguyên liệu: Lá của những loại cây có mùi hắc như bạch đàn, cây cứt lợn, cà chua hoặc bất cứ cây hương liệu nào.

Đối tượng: Bất cứ loại côn trùng nào

Phương pháp: Làm thuốc phun từ lá của những loại cây có mùi hắc, có thể sử dụng một loại cây hoặc là trộn hai loại cây với nhau. Mùi hắc sẽ xua đuổi các loài gây hại. Đặc biệt khuyến cáo phun với tỏi, hành và ớt.

Nguyên liệu: từ cây mang phơi, xay nhỏ thành bột, trộn với nước sôi và để nguội để phun.

Có thể trộn từ 20 – 500 g với 1 lít nước.

Tần suất: Phun trước khi dự kiến đỉnh điểm của sâu bệnh vào đầu mùa hè và nhắc lại thường xuyên cần thiết tùy thuộc vào số lượng sâu xuất hiện trong năm đó. Cần ứng dụng thêm trong mùa mưa vì chất phun sẽ bị mưa làm trôi khỏi cây.

Cảnh báo: Một số loại cây bị ảnh hưởng do dịch từ những cây khác, vì vậy nên kiểm tra dấu hiệu bị thiệt hại (thường là lá bị biến dạng),

2/ Tro

Đối tuợng: Các loại côn trùng thân mềm kể cả rệp, chim, sâu cắn rễ bắp cải, sâu bướm, sâu ngài đêm, châu chấu, trứng, ấu trùng, giun tròn, nhậy khoai tây, nhộng, giòi cắn rễ, sên, ốc sên, rệp bí, sâu đục thân, mối, mọt và côn trùng nói chung; các bệnh nấm mốc sương và bệnh biến chứng tác hại đến bắp cải và các loài gây hại khác.

Nguyên liệu: Tro từ cây. Tro của một số loại cây cho thấy hiệu quả đối với một số loài côn trùng nhất định. Tro của cây keo tai tượng, phi lao, cây bách, bạch đàn, xoài, kê, lúa, cây me cũng cho thấy đặc biệt hiệu quả là chất tẩy uế hoặc là chất xua đuổi côn trùng nói chung – xem cảnh báo ở bên dưới.

Phương pháp

1. Rắc bột tro đều lên cây rau để khử nước từ côn trùng thân mềm hoặc rắc vào phần ngọn của cây ngô non để giệt sâu đục thân.

2. Rải lớp tro dầy vào xung quanh cây hoặc lên luống gieo hạt để chống các loại sâu ở trong đất như: giun tròn, trứng, ấu trùng, nhộng v.v; tốt nhất là đào rãnh rộng 150 – 200mm và sâu 20 – 50mm để ngăn ngừa sên và ốc sên. Tro của cây trâm bầu được biết là cóc thể kiểm soát sâu xám khi trộn với đất tại hố trồng cây.

3. Rải tro vào xung quanh gốc củ cải, hành, cải bắp và các loại cải khác và phủ nhẹ một lớp đất lên để bảo vệ tránh sâu ăn rễ bắp cải, giòi và biến chứng tác hại đến bắp cải.

4. Rải tro lên mặt đất như là lớp phủ để kiểm soát giun tròn và mọt.

5. Tạo những đống tro xung quanh gốc cây để bảo vệ chúng không bị mối tấn công.

6. Trộn tro với phân ủ và đào hố bỏ xuống đất có thể kiểm soát được mọt và tuyến trùng và cải thiện độ phì nhiêu của đất rất tốt.

7. Nhúng những cành trồng vào hỗn hợp tro trộn với nước để tránh bệnh và tăng cường tỷ lệ hút của cây.

8. Phun tro củi trộn với nước xà phòng và/ hoặc vôi làm thuốc trừ sâu nói chung.

9. Phun hỗn hợp 1 muỗng tro củi khuấy đều với một lít nước, trộn với 1 cốc sữa chua và cho thêm 3 lít nước vào. Phương pháp này rất hiệu quả đối với nấm mốc sương và rất nhiều loài gây hại và trứng của chúng.

10. Phun tro củi trộn với vôi cũng làm tăng khả năng chống lại một số loại côn trùng nhất định như rệp bí. Để hỗn hợp này trong 1-2 ngày trước khi sử dụng.

11. Ngâm hạt vào tro củi trộn với nước trong 24 giờ trước khi gieo sẽ tránh các bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên.

12. Ngâm hạt vào tro củi trộn với nước hoặc với nước ép quả hoặc lá của những cây hương liệu với nước sẽ tránh chim ăn hạt (hạt ngô được nêu cụ thể). Thử hiệu quả của các cây hương liệu mới đối với sự nảy mầm sử dụng một số ít hạt trước khi dùng làm phương pháp xử lý chung, một số loại cây nặng mùi có thể có hiệu quả đối với hạt giống.

Tần suất: Sử dụng thường xuyên khi cần thiết. Có thể phải sử dụng thêm tro rắc trên mặt đất (như là lớp chắn khô) trong mùa mưa hoặc gió. Bột tro hiệu quả hơn đối với lá cây khi chúng bị ướt do mưa, tưới nước hoặc sương.

Cảnh báo: Tro củi chứa một lượng Kalihidroxit vì vậy không nên dùng trong những ngày nóng và lên ngọn cây non. Không cho tro dính vào thân cây, đặc biệt là cây non. Phải để tro nguội trước khi sử dụng. Không dùng tro xỉ than đá.

3/ Kiểm soát bằng sinh học

Nguyên liệu: Các phương pháp canh tác nêu trong Phần I cần được ứng dụng. Ngoài những phương pháp canh tác, có một số phương pháp kiểm soát bằng sinh học đơn giản có thể ứng dụng được như sau.

Đối tượng: Côn trùng nói chung

Phương pháp:

1. Phun hỗn hợp gồm một nắm côn trùng gây hại nghiền nát trộn với 10 lít nước. Cho thêm một ít nước xà phòng vào. Để dung dịch này trong vòng từ 12 – 24 giờ. Côn trùng thuộc cùng loại sẽ sơ tán khỏi ruộng cây được phun loại hỗn hợp này. Thân của côn trùng còn lại sau khi lọc có thể bỏ vào những đồ đựng (thùng, vại v.v) mở nắp để ở trong vườn và mùi của nó sẽ tiếp tục xua đuổi côn trùng. Phương pháp này cũng hiệu quả đối với armyworm và các loại sâu bướm khác, động vật nhiều chân, ong cắn lá, sên và nhiều loại rệp nhưng kém hiệu quả đối với châu chấu.

2. Phun với hỗn hợp làm từ một nắm côn trùng có dấu hiệu đang bị tai họa do bệnh tự nhiên. Việc này sẽ làm lây lan bệnh sang những con côn trùng cùng loài khỏe mạnh hoặc thậm chí sang các loài côn trùng khác.

3. Kiểm soát độ ẩm bằng cách thay đổi khoảng cách giữa các cây. Khoảng cách gần sẽ tránh ve nhện đỏ trong khi đó khoảng cách xa sẽ tránh bệnh do nấm và các bệnh khác.

Tần suất: Phương pháp 1 có thể ứng dụng một vài lần, đặc biệt trong mùa mưa. Phương pháp 2 thường chỉ cần áp dụng một lần nhưng kiểm tra tỷ lệ lây lan của bệnh và bổ xung với việc phun thêm nếu cần thiết.

Cảnh báo: Đeo găng nhựa hoặc cao su vì một số loài côn trùng chứa những chất độc hại, ví dụ như bọ xít.

4/ Tạo nguồn vi sinh vật bản địa (IMO)

+ Để làm men ủ phân hữu cơ +Phun khử mùi hôi của chuồng, trại

1. Nguyên liệu:

• Cơm trắng, đường đỏ với tỷ lệ 1:1

2. Cách làm:

• Cho cơm trắng vào khoảng 2/3 vật đựng bằng gỗ để tạo môi trường

• Đậy kín hộp và để vào nơi có bụi tre hoặc gốc cây vải, nhãn

• Nếu trời mưa, đậy nilon lên trên để tránh nước mưa vào trong hộp

• Sau khi để 3-4 ngày, ta được hỗn hợp vi sinh vật bản địa

• Cho cơm trong hộp đã mốc vào chum và trộn đều với đường đỏ để sử dụng lâu dài 

5/ Chất dải bề mặt vi sinh

+ Dùng để dải trên bề mặt luống cho những cây ăn lá ngắn ngày hoặc sản xuất cây con. Hoặc phối hợp với phân ủ.

1. Nguyên liệu:

• Đất nhỏ: 9 kg

• Cám gạo: 1 kg

• IMO: 20 gr

2. Cách làm:

• Trộn đều các vật liệu với một lượng nước đạt độ ẩm 50-60%.

• Ủ thành đống để 3 ngày khi thấy các mốc trắng xuất hiện thì dùng được.

3. Cách dùng:

• Dùng tay rải đều hỗn hợp trên mặt đất khoảng 5-8 kg/100 m2

• Sau một đêm hoặc 24 giờ thấy trên bề mặt đất phát triển những mốc trắng thì bắt đầu gieo trồng.


Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 6 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự… Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 4 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự…