Bảo vệ thương hiệu mật ong bạc hà
Sản lượng mật ong Bạc Hà sản xuất ra hiện tại không đủ cung cấp cho nhu cầu tại địa phương và khách du lịch, dẫn đến tình trạng khan hiếm mật ong. Tuy nhiên, việc mở rộng đàn ong, giá cả lại do một HTX ong thao túng. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cấm con ong ngoại vào nuôi tại tỉnh Hà Giang.
Trong ảnh: Biển cấm các tổ chức, các nhân đưa ong vào huyện Quản Bạ (Hà Giang) được cắm tại xã Quyết Tiến. Ảnh: Việt Tùng
Hiện Hà Giang có khoảng có khoảng 16.000 đàn ong nội, hàng năm, cho sản lượng hơn 80 tấn mật ong bạc hà, tập trung chủ yếu ở 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh.
TTXVN cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 1,5 triệu đàn ong, trong đó 1,2 triệu đàn là giống ong ngoại và chỉ có 300.000 đàn là ong nội gồm 2 phân loài Apis cerana cerana và Apis carana indica. Riêng ong nội Apis cerana cerana chỉ có tại 4 huyện trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc). Giống ong nội này có khả năng chịu rét tốt, phù hợp với khí hậu vùng cao. Với đặc tính cần cù, có khả năng khai thác mật hoa kể cả tại những vùng hoa nhỏ lẻ, giống ong này có thể cho sản lượng 10-15 lít mật/đàn/năm với chất lượng tốt. Đây cũng là một lý do mà tỉnh Hà Giang quyết bảo vệ đàn ong nội của địa phương.
Cục Chăn nuôi - Bộ NNPTNT đã lưu ý người nuôi ong nếu được phép nuôi giống ong khác ở địa bàn 47 xã tại 4 huyện trên Cao nguyên đá Đồng Văn (theo chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà Mèo Vạc) thì sản phẩm mật ong của giống ong đó không được ghi thương hiệu mật ong bạc hà.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ