Tôm thẻ chân trắng Bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa lũ

Bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa lũ

Publish date Wednesday. June 3rd, 2015

Bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa lũ

Để giảm nhẹ những thiệt hại do lũ gây ra các hộ nuôi thủy sản nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Kiểm tra tôm cá nuôi nếu đạt cỡ thương phẩm bán được cần tiến hành thu hoạch ngay.

- Bảo vệ công trình và các loài tôm cá nuôi:

+ Phải tu sửa gia cố lại bờ bao, đăng chắn… đảm bảo cao trình phải hơn đỉnh lũ hàng năm từ 30 - 50cm, gia cố cống cho chắc chắn chịu được áp lực nước mạnh của lũ …để tránh thất thoát thủy sản nuôi khi nước lên cao. Nếu không đắp bờ đê được nên dùng lưới có mắt lưới phù hợp để bao xung quanh ao, cần kiểm tra lưới mỗi ngày để khắc phục trường hợp rách trống chân lưới gây thất thoát tôm cá nuôi. Đăng cống phải dọn sạch để thoát nước nhanh, không để đọng, tắc nước thoát không kịp nhất là những vùng nuôi cá kết hợp với cấy lúa.

+ Trong nuôi cá lồng bè ở sông, hồ cần kiểm tra lại lồng, bè; tu sửa lại những nơi xung yếu, vệ sinh tẩy dọn lại lồng củng cố lại các dây neo di chuyển lồng bè vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng bè.

Vùng nhiễm phèn nên giữ mực nước ao cao hơn hoặc bằng nước ngoài kênh để hạn chế vỡ đê và nước từ bên ngoài thấm vào ao gây hại cho tôm, cá nuôi.

- Chăm sóc quản lý tôm cá nuôi:

+ Dùng vôi bột với liều lượng 10kg/100m2 bờ ao (có thể đào rãnh xung quanh ao rải vôi vào rãnh) để hạn chế phèn từ bờ ao trôi xuống. Hoặc dùng 1-3 kg vôi hòa nước tạt đều cho 100m3 nước ao, định kỳ 2 lần/tuần để hạn chế mầm bệnh và nước bị phèn. Thời điểm lưu lượngnước trên thượng nguồn đổ về mạnh (nước có màu sậm, đục ) không nên lấy nước trực tiếp vào ao nuôi, trường cần thiết phải thay nước thì phải lấy nước từ ao chứa lắng.

+ Trong quá trình lưu giữ cá trong mùa lũ cần cho ăn tích cực, cho ăn thức ăn giàu đạm. Có thể bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng. Theo dõi hoạt động tôm cá hằng ngày để kịp thời xử lý các trường hợp môi trường thiếu oxy, tôm cá bị nhiễm bệnh.

+ Trong mùa mưa lũ, các dạng bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi (đặc biệt là bệnh ngoại ký sinh trùng) thường xuất hiện. Giai đoạn này, nhiệt độ môi trường thường xuyên xuống thấp (nhất là những ngày mưa kéo dài) là yếu tố tạo điều kiện cho các ký sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá...phát sinh và phát triển trong môi trường nước. Hiện nay, trước xu hướng hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng các hoá chất độc hại, thì việc sử dụng muối ăn (NaCl) và vôi nông nghiệp (CaCO3) để phòng ngừacác bệnh ngoại ký sinh  cho cá nuôi trong mùa lũ nên được khuyên dùng.

Cả 2 loại trên cho vào túi vải (mỗi loại 1 túi) treo ở 4 góc nơi cho cá ăn và nên bắt đầu treo khi cho cá ăn với liều lượng: Nuôi lồng bè: Vôi: 2-5kg/túi, muối 10-20kg/túi; Nuôi ao: Vôi: 1 - 2kg/túi, muối: 5-10kg/túi. Tuỳ theo qui mô nuôi, diện tích nuôi và thể tích nước của đàn cá nuôi mà thay đổi liều lượng. Định kỳ 10-15 ngày thực hiện 1 lần. Nếu phát hiện  cá có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da và mang có nhiều nhớt, chết với số lượng ít và tăng không đáng kể thì thực hiện treo vôi và muối liên tục trong 3 ngày.

- Cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao và thủy sản nuôi.

Tags: thuy san nuoi, nuoi trong thuy san, nuoi trong mua lu


Related news

Một số lưu ý kỹ thuật nuôi tôm vụ Thu Đông và vụ Đông Một số lưu ý kỹ thuật nuôi tôm… Hà Tĩnh phát triển nhanh nuôi tôm công nghệ cao trên cát Hà Tĩnh phát triển nhanh nuôi tôm công…