Bền vững từ nuôi tôm sạch
Đó là cách làm của ông Nguyễn Xuân Cần tại xã Bình Hải, một trong những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Thăng Bình cũng như tỉnh Quảng Nam, với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Xuân Cần bên trang trại nuôi tôm của gia đình. Ảnh: Việt Nguyễn
Với ý chí, niềm đam mê nuôi tôm và khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình; trải qua nhiều sóng gió, nhưng, trời không phụ người siêng năng, ham học, ham làm; giờ đây, ông Nguyễn Xuân Cần đã sở hữu một trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng với 26 ao nuôi, tổng diện tích gần 9 ha tại thôn An Trân.
Mô hình hiện đại
Ông Cần cho biết, từ năm 2011 đến nay, ông đã thuê được 9 ha diện tích đất để xây dựng trung tâm nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kể cả đầu tư máy móc hiện đại như máy thở ôxy cho tôm, máy sục khí, máy phát điện. Đặc biệt, khu nuôi tôm ông Cần chia ra làm 3 phân khu, khu thứ nhất là các ao, bể ươm tôm giống, khu thứ hai là ao xử lý nước và khu thứ ba là ao nuôi tôm thịt. Trong đó, ông sử dụng 60% diện tích để làm ao nuôi tôm thịt, còn lại 40% là khu ươm, khu xử lý nước. Bên cạnh nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ông còn có đội ngũ 20 lao động, trong đó có 5 kỹ thuật cử nhân chuyên ngành Thủy sản trở lên. Nhờ đó, mà 3 năm liên tục từ năm 2012 đến năm 2015, mỗi năm ông Cần thu lãi ròng hơn 3 tỷ đồng.
Với tư duy mở rộng tầm nhìn đi tiên phong trước một bước để tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi tôm; ông Cần xây dựng hệ thống ao nuôi theo thiết kế “nhà kín”; áp dụng quy trình, kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, “ao nuôi thông minh” nhằm làm chủ việc quản lý, giám sát chặt chẽ được các yếu tố về môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, dịch bệnh… giúp giảm thiểu thấp nhất rủi ro để đem lại lợi nhuận cao hơn.
Theo đó, từ những thành công đáng kể có, ông Cần tiếp tục đầu tư và mở rộng thêm diện tích ao nuôi tôm thịt, hiện gồm 26 khu ao, chưa kể khu nuôi tôm ương giống, 2 ao chứa lắng, 1 hố ga và 1 ao xử lý nước thải. Để có thể cung cấp đủ ôxy cho tôm với mật độ cao là 300 con/m2, ở mỗi ao nuôi, ông bố trí 1 dàn ôxy đáy, 6 dàn quạt sục khí. Ở mỗi ao, ông đều đầu tư 1 hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát môi trường nước trong ao. Ngoài ra, để khống chế các yếu tố có thể gây bệnh trên tôm nuôi, ông luôn thay nước ao nuôi sau khi đã xử lý qua ao chứa lắng.
Bí quyết thành công
Chia sẻ về mô hình nuôi tôm sạch của mình, ông Cần cho biết, để có thành công ông đặc biệt coi trọng con giống chất lượng từ các công ty giống như Việt Úc, C.P… và phải nuôi theo cách nuôi quy trình an toàn sinh học, tức là sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho hóa chất, kháng sinh. Nhờ đó, sản phẩm là tôm sạch, không có dư lượng kháng sinh, giá bán cao, đáp ứng tôm nguyên liệu xuất khẩu. Ngoài ra, để quản lý tốt môi trường ao nuôi, mỗi ngày phải hút bỏ các chất thải, bùn, độc tố tích tụ dưới đáy ao, làm sạch môi trường nước, đáp ứng yêu cầu khắt khe của nuôi tôm sạch. Cùng đó, theo ông Cần, khi chăm sóc tôm cần phải đảm bảo tốt các yếu tố liên quan đến môi trường sống của tôm. Vì tôm là loài khá nhạy cảm với môi trường nên nếu không theo dõi tốt môi trường sống, tôm dễ bị chết đáy. Tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15oC và chết ngạt nếu nhiệt độ trong khoảng 15 – 22 độ C. Nguồn thức ăn cho tôm phải đảm bảo có thức ăn 32% đạm nếu nuôi tầng thấp và 35% nếu nuôi tầng cao.
Được biết, mỗi năm ông Cần xuất bán khoảng 100 tấn tôm thịt, nếu giá loại 40 con/kg là 170.000 – 180.000 đồng/kg thì ông thu về tầm 18 tỷ đồng. Ngoài là chủ trang trại nuôi tôm có tiếng tại huyện Thăng Bình, ông Cần còn đảm nhận vai trò một đại lý lớn trong khu vực chuyên cung cấp, phân phối thức ăn nuôi tôm cho bà con nông dân trong và ngoài xã Bình Hải, với số lượng hằng năm trung bình lên đến 800 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ