Nuôi thỏ Bệnh cầu trùng ở thỏ

Bệnh cầu trùng ở thỏ

Tác giả Trần Nga, ngày đăng 28/03/2016

Bệnh cầu trùng ở thỏ

Cầu trùng gan

Do cầu ký trùng Eimeria stiedae gây ra.

Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu do ăn phải bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối cao.

Eimeria stiedae sống ký sinh trong tá tràng, xâm nhập vào gan qua máu hoặc qua tế bào Lympho xâm nhập vào các tế bào biểu mô của mạch máu và sinh sản bằng cách phân chia liên tục.

Biểu hiện ở thỏ con là biếng ăn, suy nhược cơ thể, phần bụng to và sệ xuống. Nắn vào vùng bụng thấy gan sưng to. Bệnh chủ yếu gây chết ở thỏ con.

Gan của thỏ bị bệnh thường sưng to, bề mặt gan nhẵn bóng, có nhiều hạt màu trắng xám chứa mủ màu vàng.

Cầu trùng ruột non

Thường do nhiều loại cầu ký trùng gây nên như: Eimeria magna, Eimeria irresidua, Eimeria perforans và Eimeria media.

Chúng xâm nhiễm qua đường tiêu hoá, bám dính vào các tế bào biểu mô ruột non và nhân lên ở đó.

Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu do ăn phải bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết tương đối cao.

Triệu chứng lâm sàng có thể thay đổi và thể hiện rõ ở thỏ con như: còi cọc, chậm lớn, thường bị ỉa chảy.

Thỉnh thoảng thỏ non chết cấp tính. Thỏ lớn thường đào thải noãn nang ra ngoài môi trường mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Giải phẫu bệnh lý có thể tìm thấy vật ký sinh trong ruột non hoặc trong các ổ áp xe của ruột non.

Điều trị: Thuốc được công nhận để điều trị có hiệu quả bệnh cầu trùng gồm Sulfamerazine (0,02%), Sulfaquinoxaline (0,05% trong nước hoặc 0,03% trong thức ăn), sulfamethoxine (75mg/kg trọng lượng thức ăn).

Hiện Lasalocid là loại thuốc điều trị hiệu quả nhất.

Phòng bệnh: Thiết kế đáy chuồng bằng lưới sắt có khe hở để tiện quét dọn; dùng thuốc sát trùng để tẩy uế, phun tiêu độc chuồng trại; cai sữa sớm thỏ con để tránh lây bệnh từ thỏ mẹ.

Cung cấp cho thỏ các loại thức ăn an toàn như rau sạch hoặc cỏ khô.


Tác động của nấm men sống trong chế độ ăn của thỏ Tác động của nấm men sống trong chế… Nuôi thỏ con và những điều bạn cần biết Nuôi thỏ con và những điều bạn cần…