Bệnh mốc sương hại nho
Nho là cây trồng có giá trị kinh tế cao; tuy nhiên cây thường hay bị bệnh mốc sương là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm có thể gây mất mùa.
Nho là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trái nho đang được xã hội ưa chuộng và tiêu dùng khá phổ biến dưới dạng quả tươi.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nho, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài sâu bệnh hại. Trong đó, bệnh mốc sương là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với cây nho. Bệnh mốc sương có thể gây mất mùa, làm tăng chi phí và cản trở sản xuất nho đối với nhà nông.
Triệu chứng và tác hại
Bệnh thường tấn công vào các bộ phận còn non của cây, sau đó lan sang cả các bộ phận bánh tẻ. Trong điều kiện ẩm thấp, phần bị hại được bao phủ một lớp nấm trắng, nhất là các chùm nụ hoa, và mặt dưới lá. Trên lá, vết bệnh có hình dạng bất định, lúc đầu hơi phớt vàng sau đó chuyển dần thành màu nâu. Nguy hại nhất là trên nụ hoa, bệnh thường tấn công rất sớm khi nụ hoa vừa mới xuất hiện. Bệnh có thể làm hỏng cả chùm nụ hoa và gây thiệt hại lớn đến năng suất.
Tác nhân gây bệnh và điều kiện thích hợp để phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Plasmopara viticola gây ra. Điều kiện thích hợp để phát sinh phát triển:
- Vệ sinh tàn dư vụ trước chưa tốt, làm giàn không phù hợp, vườn bị rợp bóng cây khác.
- Trồng với mật độ cao, cắt tạo tán quá dày, bón phân không cân đối, bị dư đạm, thiếu phân hữu cơ và vi lượng, làm vườn nho rậm rạp.
- Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp.- Vườn đang giai đoạn ra nụ hoa, thời tiết mưa kéo dài hoặc sương mù nhiều, ẩm độ không khí cao, ít nắng là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển…
Các biện pháp phòng trừ hiệu quả
- Làm giàn thích hợp, mật độ trồng và tạo tán đảm bảo thông thoáng.
- Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích vụ trước, phát quang cây lớn che bóng quanh vườn.
- Cắt tỉa thông thoáng, không để vườn rậm rạp, để làm giảm ẩm độ trong vườn và thuận lợi cho việc thuốc sau này.
- Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.
- Bón phân cân đối, có đủ hữu cơ, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như phân bón lá TANO-601 vào trước và trong giai đoạn ra hoa quả.
- Trước, trong và sau khi chùm nụ hoa xuất hiện, hoặc khi điều kiện thời tiết mưa nhiều, âm u ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm thấp, thì cần phòng ngừa luân phiên bằng các loại thuốc sau: DIPOMATE 430SC, hay PYLACOL 700WP, hoặc CLEARNER 75WP.
- Nên phun 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày, tùy điều kiện của vườn và thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ