Nuôi lợn (Heo) Bệnh Phù Thũng Ở Heo Con

Bệnh Phù Thũng Ở Heo Con

Ngày đăng 02/01/2012

Bệnh Phù Thũng Ở Heo Con

Bệnh phù thũng ở heo con là bệnh nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) chủng độc lực cao (K88, K99, O138, O111) gây ra. Vi khuẩn gây dung huyết, đồng thời làm giãn mạch, thoát dịch và gây phù thũng.

Điều kiện phát sinh bệnh: Vi khuẩn E.coli tồn tại thường xuyên trong phân heo và ngoài môi trường nuôi như đất, các vũng nước bẩn. Bệnh thường xảy ra khi xuất hiện điều kiện bất lợi cho heo như cai sữa sớm, chuồng ẩm, lạnh, thức ăn không thích hợp hoặc thay đổi thức ăn đột ngột. Bệnh cũng xảy ra trong giai đoạn giao mùa với những đợt mưa nắng bất thường và đột ngột. Tóm lại, vệ sinh môi trường chăn nuôi chưa tốt, mật độ nuôi gia súc quá đông, kèm theo chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dễ dàng làm bệnh phát sinh.

Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra đối với heo con sau cai sữa.

Thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 4 ngày, đôi khi chỉ vài giờ. Thông thường con to nhất trong đàn dễ mắc bệnh, có triệu chứng phù nề mặt, mí mắt sưng mọng. Heo còn khoẻ có triệu chứng thần kinh: đi vòng vòng, co giật, hoặc nhai, nằm đạp chân kiểu bơi chèo hoặc chạy quanh, liệt hoặc nằm úp trên 4 chân. Heo chết sau 2- 5 ngày. Tỉ lệ chết cao (60 – 70%).

Phòng bệnh: Bệnh xảy ra thình lình và khó kiểm soát, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Do đó để hạn chế ảnh hưởng của bệnh gây ra ta cần có kế hoạch trong việc xử lý và phòng bệnh. Tiêm phòng heo mẹ vào thời điểm 5 – 6 tuần trước khi sinh và lập lại lần 2 vào 2 tuần trước khi sinh bằng vacxin Litterguard LTC: 2 ml/con/1 lần. Tuy nhiên, vacxin chỉ bảo vệ được cho heo con trong giai đoạn đầu đời từ 2 – 3 tuần, cần thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ lứa heo. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tránh stress.

Nền chuồng khô thoáng, tránh tạo các trũng nước trên mặt nền chuồng, đảm bảo heo con luôn được ấm trong mùa lạnh và mát trong mùa hè. Khi tách bầy cần chia nhỏ các bữa ăn, hạn chế khẩu phần ăn heo con xuống 50% lượng thức ăn hàng ngày, sau 3 ngày tăng lượng thức ăn từ từ kết hợp bổ sung men tiêu hoá Prozyme New với liều 250g/10 kg thức ăn. Tăng hàm lượng rau xanh trong khẩu phần ăn cho heo con.

Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng bằng Vimekon. Điều trị bệnh bằng kháng sinh, tuy nhiên khi chọn đúng kháng sinh bệnh cũng có tỉ lệ chết cao do độc tố còn tồn tại trong máu, chưa loại thải được. Nên khi điều trị cần thực hiện đủ các yêu cầu sau:

Cách ly những con bệnh ra khỏi đàn, tiêu độc sát trùng chuồng nuôi bằng Vimekon: 10g/2 lít nước phun hằng ngày vào chuồng. Dùng kháng sinh tiêm liên tục 3 – 5 ngày; Vimefloro F.D.P: 1ml/5 – 10kg thể trọng/ngày; Hoặc Genta - Colenro: 1ml/10kg thể trọng/ngày. Truyền dịch: để làm loãng độc tố, tăng cường giải độc. Đối với những con còn lại: dùng kháng sinh uống liên tục 3-5 ngày; Aralis: 1ml/5-10kg thể trọng/ngày; Hoặc Vime - Apracin: 10g/30kg thể trọng/ngày. Tăng sức đề kháng, chống mất nước: Vime - C Electrolyte: 1g/4 lít nước cho uống tự do.


Chữa Bệnh Liên Cầu Khuẩn Lợn Chữa Bệnh Liên Cầu Khuẩn Lợn Phòng, Chống Bệnh Tai Xanh Phòng, Chống Bệnh Tai Xanh