Tôm hùm Bệnh sữa ở tôm hùm và cách điều trị bệnh sữa hiệu quả nhất!

Bệnh sữa ở tôm hùm và cách điều trị bệnh sữa hiệu quả nhất!

Tác giả Thái Thuận, ngày đăng 04/06/2021

Bệnh sữa ở tôm hùm và cách điều trị bệnh sữa hiệu quả nhất!

Tôm hùm là loài hải sản có giá trị xuất khẩu cao và đang được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung nước ta. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm gặp nhiều khó khăn, do tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bệnh sữa.

Tôm hùm hiện được nuôi phổ biến và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm hùm thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bệnh sữa ở tôm hùm. Vậy nguyên nhân gây bệnh sữa ở tôm hùm là gì? Triệu trứng bệnh ra sao, cùng  tìm hiểu và tham khảo cách điều trị bệnh sữa hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây bệnh sữa ở tôm hùm

Bệnh sữa ở tôm hùm do vi khuẩn nội kí sinh Rickettsia-like gây ra. Bệnh thường xảy ra ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P. homarus) và tôm hùm tre (P. polyphagus) nuôi lồng.

Triệu chứng của bệnh sữa ở tôm hùm

Triệu trứng tôm hùm bị bệnh sữa là hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

Sau 3 – 5 ngày tôm hùm nhiễm bệnh sữa, các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ “trắng trong” sang “trắng đục”. Mô cơ ở phần bụng chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục, nhão, có mùi hôi. Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt và có trường hợp bị hoại tử.

Tôm hùm thường chết sau khi nhiễm bệnh sữa  9 – 12 ngày. Tôm hùm bị bệnh sữa bị chết rải rác hoặc chết hàng loạt.

Cách điều trị bệnh sữa hiệu quả

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, khi phát hiện tôm hùm nuôi bị bệnh sữa (xuất hiện các triệu trứng của bệnh sữa ở tôm hùm như hoạt động kém, giảm ăn, các đốt và cơ thịt ở phần bụng trắng đục, dịch tiết cơ thể bao gồm cả máu có màu trắng đục như sữa và khó đông), thì tiến hành điều trị theo cách sau đây:

Bước 1:

Tách và tiêu hủy các cá thể bị bệnh nặng, chỉ giữ lại những cá thể còn ăn được thức ăn để tiến hành điều trị.

Bước 2:

Cho tôm ăn thức ăn trộn với kháng sinh Tetracycline có bổ sung hoạt chất sinh học và chất kết dính. Thực hiện theo thứ tự sau:

– Chọn thức ăn tươi sống (cá liệt, cá sơn, cá mối,…) và cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, phù hợp cỡ miệng tôm hùm theo từng giai đoạn tôm nuôi.

Lưu ý: rửa thức ăn bằng thuốc tím nồng độ 2 – 3 ppm và để ráo thức ăn trong 10 phút trước khi cắt thành miếng nhỏ.

– Trộn thức ăn (đã được cắt thành từng miếng nhỏ) với:

  • Thuốc kháng sinh tetracycline (dùng trong thú y thủy sản)
  • Hoạt chất sinh học (MOS: sản phẩm thu được từ các vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae, có thành phần đạm thô 15 – 30%; chất béo thô 0,7 – 1,4%; Fiber thô 6 – 13%)
  • Chất kết dính (Binder) theo tỷ lệ 5 g kháng sinh + 5 g hoạt chất sinh học + 5 g chất kết dính/kg thức ăn;

– Cho tôm hùm ăn thức ăn đã trộn thuốc theo cách trên liên tục trong 7 ngày, 1 lần/ngày vào 17 – 18 giờ;

– Sau 7 ngày dùng thuốc, nếu thấy tôm vẫn còn bệnh, thì tiếp tục cho tôm ăn thức ăn có trộn thuốc trong vòng 3 ngày, 1 lần/ngày vào lúc 17 – 18 giờ (trộn thức ăn như ở trên, nhưng giảm một nửa lượng kháng sinh tetracycline: tỷ lệ 2,5 g/kg thức ăn).

Lưu ý: Tách những cá thể bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi, tương tự như cách thực hiện ở Bước 1.

Bước 3:

Cho tôm ăn thức ăn bổ sung chế phẩm và hoạt chất sinh học. Tiến hành ngay sau khi kết thúc bước 2, theo thứ tự sau:

Trộn thức ăn (thức ăn đã được xử lý như bước 2) với chế phẩm sinh học  (thành phần Bacillus spp., Lactobacillus spp., hàm lượng 108 cfu/g) hoạt chất sinh học (MOS) và chất kết dính (Binder) theo tỷ lệ: 5 g chế phẩm sinh học + 5 g hoạt chất sinh học + 5 g chất kết dính/kg thức ăn;

Cho tôm ăn thức ăn đã trộn chế phẩm và hoạt chất sinh học liên tục trong vòng 7 – 10 ngày, 1 lần/ngày vào lúc 17 – 18 giờ.

Lưu ý: Chỉ thu hoạch tôm sau ít nhất 22 ngày sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh.

Trên đây, Contom.vn đã cũng quý độc giả tìm hiểu về bệnh sữa ở tôm hùm, đưa ra những triệu chứng của bệnh sữa ở tôm hùm và cách điều trị bệnh sữa hiệu quả nhất từ chuyên gia thủy sản của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Chúc quý vị và bà con nuôi tôm thành công!


Hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng Hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm… Lưu ý ương tôm hùm giống Lưu ý ương tôm hùm giống