Bệnh suyễn lợn
I. Nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ học
- Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây nên chúng có thể sống trong không khí cho nên khả năng gây bệnh của nó là rất lớn
- Lợn tất cả các giống và các lứa tuổi đều bị bệnh tuy vậy các giông lợn ngoại có sức đề kháng với bệnh tốt hơn
- Bệnh phát quanh năm nhưng mùa đông bệnh phát rõ hơn đặc biệt là những cơ sở không đảm bảo quy trình thú y, tiểu khí hậu ô nhiễm, thức ăn nghèo dinh dưỡng, khẩu phần không cân đối, độ ẩm không khí cao, gió mạnh.
II. Triệu chứng lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh từ 8-40 ngày tuỳ theo lợn từng lứa tuổi.
- Triệu chứng đặc trưng chủ yếu là ho đặc biệt vào ban đêm, lúc đầu ho khan ho ít về sau tăng lên và ho từng cơn kéo dài.
- Đặc biệt buổi sáng khi đánh thức lợn dậy hoặc khi đuổi lợn ra sân chơi. Ở lợn con theo mẹ trước khi ho có hiện tượng hắt hơi, chảy nước mắt, viêm mắt, nhịp thở tăng, sốt ngắt quảng, thân nhiêt tăng lên tới 41- 41,50C. Nái chửa bị bệnh suyễn lợn sẻ bị sẩy thai, do viêm phổi nên lợn phải thở thể bụng, có khi phải ngồi thở.
- Lợn bỏ ăn từ từ và khi nằm tai không ve vẩy và mí mắt sụp xuống.
- Nếu chăm sóc và sức đề kháng của lợn tốt thì tỷ lệ loại thải sẽ giảm đi rất lớn, ở các lợn nái bị bệnh thì tỷ lệ thai gổ cao và có những nốt loét ở bầu vú.
III. Chẩn đoán
- Chủ yếu là dựa vào đặc điểm dịch tể học và triệu chứng lâm sàng (các phần được trình bày ở trên).
- Trong thực tế vào chuồng lợn đuổi lợn chạy 3-5 phút nếu lợn bị bệnh thì lợn thở thể bụng (như chó thở) có con ho nếu bị nặng lợn chóng mệt và thở dốc.
- Cần phân biệt bệnh suyển lợn với một số bệnh sau.
- Đối với bệnh viêm phổi không truyền nhiểm (do cảm ) thì nó không lây lan và không có nguyên nhân đặc biệt.
- Bệnh cúm là bệnh chủ yếu xẩy ra vào mùa đông, thể cấp tính, sốt cao 41-420C, hắt hơi viêm mũi tiết dịch.
- Bệnh phó thươnh hàn chủ yếu ở lợn 1-4 tháng tuổi. Sốt lúc tăng lúc giảm và luôn kèm theo tiêu chảy.
IV. Bệnh tích
- Lợn gầy dưới mức bình thường, lông dài bẩn, dễ gẩy, mỏm và tai tím. Thuỳ đỉnh và thuỳ tim của phổi bị viêm thanh dịch và phổi bị gan hoá, bề mặt phần bị viêm căng, long lánh. Lấy miếng phổi bỏ vào nước thì bị chìm.
- Trong phế quản và phế nang phổi lợn có nhiều bọt trắng như bọt xà phòng có trường hợp phổi bị dính vào lồng ngực và phần bị viêm thường ở vị trí đối xứng nhau.
V. Phòng bệnh
- Bắt lợn giống từ những nơi an toàn về dịch. ở những cơ sở có nguy cơ bị dịch đe doạ hàng năm định kỳ cho ăn kết hợp hai loại thuốc:
- Tiamulin 10% 10 gr/100 kg thức ăn và chloramphenicol 1 gr/30 kg thể trọng vào những thời điểm như sau.
- Lợn trước và sau đẻ 3 ngày.
- Lợn con sau cai sữa.
- lợn con sau khi nhập đàn nuôi vổ béo hoặc lợn mới mua nơi khác về.
- Lợn nái dẻ và đực giống trước 2 đợt tiêm đại trà hàng năm các loại vaccin.
- Lợn các lứa tuổi trước lúc vận chuyện đi xa nên cho ăn thuốc liên tục một tuần.
- Không được dùng lợn đã bị bệnh suyễn lợn vào mục đích như nái sinh sản và đực giống.
VI. Điều trị
- Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu , vì lợn được điều tri khỏi nhưng lại tái phát và trở thành vật mang bệnh.
- Có thể dùng các thuốc kháng sinh sau hoặc dùng phác đồ điều trị sau.
- Tylosin, Tiamulin, Genta-tylo, Chlo-tytan với các liều lượng ghi trên vỏ thuốc. Tiêm ngày 2 lần, điều trị trong vòng 3-5 ngày liên tục
* Ngoài ra ta có thể dùng các Vitamin để trợ sức trợ lực.
- Pneumotic 1ml/10 kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần.
- 2.5 ml vitamin B1 +1ml vitamin C/10 kg thể trọng ngày 1 lần.
- Kanatialin, 1ml/6kg thể trọng,ngày tiêm 2 lần.
- Bcomplex 5ml/50 kg thể trọng ngày tiêm 1 lần.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ