Bệnh thán thư hại điều
Cây điều khá dễ trồng, vừa không kén đất, phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc và khô hạn. Chi phí trồng điều cũng như công chăm sóc lại không đòi hỏi cao, nên thích hợp với người ít vốn.
Cây điều một thời được gọi là cây xóa đói giảm nghèo. Nhưng hiện nay nó đã giúp nhiều hộ gia đình làm giàu, nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh đúng cách.
Hàng năm nhu cầu xuất khẩu điều rất lớn, nhưng việc đáp ứng của sản xuất còn rất hạn chế, do sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó sâu bệnh là một trong những yếu tố chính. Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây điều. Có những năm, điều kiện thời tiết thích hợp, thì bệnh phát triển rất mạnh, gây ảnh hưởng nặng tới năng suất và chất lượng điều.
Triệu chứng gây hại:
Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị teo tóp khô đi. Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và bị rụng.
Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn điều ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết phù hợp. Trong các vườn điều ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, làm tăng ẩm độ của vườn và làm thiếu ánh nắng thì bệnh thường nặng.
Vườn điều có mật độ bọ xít muỗi cao cũng thấy tỷ lệ bị bệnh thán thư cao hơn, hoặc vườn không phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời vào những thời điểm quan trọng của cây, thì bệnh cũng phát triển, gây hại nặng hơn.
Một số biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao và giảm được chi phí:
- Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn cây, trừ sạch cỏ dại, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu cho thông thoáng tán cây, nhằm hạn chế ẩm độ cao và làm ánh nắng chiếu vào dễ dàng. Cắt tỉa hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi.
- Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm. Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng cách phun qua lá loại phân bón lá: POLYFEED 15-15-30 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường sự phân hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng.
- Phòng trừ bọ xít muỗi thật tốt giai đoạn chồi non bằng SK ENSPRAY 99EC, phun ướt đều tán cây nhằm hạn chế bọ xít chích hút tạo ra các vết thương cơ giới trên các bộ phận non của cây, làm bệnh xâm nhập.
- Vào giai đoạn cây ra chồi non và nụ hoa quả non, nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều thì phải kịp thời phun phòng ngừa bằng PYLACOL 700WP, với liều lượng pha: 300ml thuốc/100 lít nước để phun ướt đều tán cây.
- Trong giai đoạn nụ hoa quả non, nếu phát hiện điều chớm bị bệnh, thì cần tiến hành phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ