Tin nông nghiệp Bị ong đốt thành... triệu phú

Bị ong đốt thành... triệu phú

Tác giả Trần Quang, ngày đăng 06/06/2016

Bị ong đốt thành... triệu phú

Bị ong đốt thành triệu phú

Hôm đầu tháng 3 vừa rồi có dịp đi công tác tại tỉnh, chúng tôi ghé qua thăm anh Sáu, lúc đó anh đang tất bật với đàn ong của mình. Thấy đàn ong vây xung quanh mình, sợ chúng tôi không dám đến gần. Anh Sáu bảo: “Ong cũng như người vậy, mình coi nó là bạn, sống tốt, chả làm gì nó thì nó cũng coi mình là bạn, không đốt mình đâu”.

“Nghề nuôi ong lấy mật là một nghề đặc thù của Việt Nam, đặc biệt nghề này chỉ có ở Việt Nam mới có nhiều và người dân có kinh nghiệm nhiều năm nuôi nên rất có tiềm năng cũng như lợi thế khi nước ta mới gia nhập TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”.

Anh Phùn Văn Sáu

Nhìn vẻ ngoài đen nhẻm, nhưng đôi mắt anh lúc nào cũng sáng rừng rực, mới đầu trò chuyện, chúng tôi đã cảm nhận thấy được ở chàng trai sự thật thà chất phát, nhưng cũng đầy sự quyết tâm. Anh Sáu sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề ong, nên từ nhỏ anh đã được ông và bố truyền dạy nghề. “Nghề này cũng đặc thù nói học không phải ai cũng học được mà cần có duyên với nghề nữa mới làm được” – anh Sáu chia sẻ.

Ban đầu học do anh Sáu hay mải chơi, thích nghịch nên mỗi lần trêu ong bị đốt thâm đỏ người, khiến anh rất sợ hãi ong, có nhiều lần anh tính bỏ học nhưng thấy ông và mọi người buồn nên anh lại cố gắng.

Anh Sáu kể: “Mỗi lần bỏ học, mọi người trong gia đình vẫn khuyên bảo bị ong đốt nhiều sau này nhất định sẽ giàu thành triệu, tỷ phú nên mình lại thích mê lắm”.

Mới đầu anh nuôi thử nghiệm vài đàn, dần dần anh nhân lên hàng chục đàn, cứ nuôi nhiều tới đâu anh lại thành công tới đó. “Mình sống với ong lâu cũng thành tri kỷ, giờ mà bảo đi đâu xa chơi thiếu ong cũng không chịu được, trong người cứ bất dứt khó chịu lắm” – anh Sáu cười tít mắt.

Đến thăm anh Sáu, chứng kiến cách làm việc miệt mài, chăm chỉ mới thấy được độ yêu nghề của anh như thế nào. Anh Sáu kể: “Có lần cách đây vài năm, có một số đàn ong ăn nhầm hoa trắng bị đi ngoài, tôi lo mất ăn mất ngủ nhiều đêm ngày liên để chưa trị đấy”.

Làm nghề ong di cư nên anh Sáu cứ nay đây mai đó suốt. Trung bình một năm anh chuyển đàn liên tục hàng chục lần, nhưng đi xa nhất là vào trong miền Nam, Tây Nguyên… “Cứ cuối năm ngoài Bắc chuyển mùa đông mình lại thuê xe chuyển đàn ong vào các tỉnh miền Nam cho đến sang đầu năm lại chuyển ra Bắc cho ong hưởng thụ mùa hoa” – anh  sáu kể.

Nghe kể tưởng nghề nuôi ong vất vả lắm, nhưng khi anh Sáu kể mới biết nghề này rất nhàn, chỉ vất vả mỗi lần chuyển đàn còn khi đến các khu đặt thùng ổn định chỉ việc ngồi chơi xơi nước cuối tháng quay mật đếm tiền.

Hiện, mỗi năm anh Sáu chăn hơn 200 đàn ong (hơn 200 thùng), mỗi năm quay mật anh thu khoảng trên dưới 10 tấn mật, có năm được vài chục tấn, thu về hàng trăm triệu đồng chứ không ít. “Cứ có mật ong là gọi điện thoại cho bạn hàng là các Công ty các nơi đến lấy, không bao giờ lo ế cả, chỉ đôi khi giá lên xuống chút ít thôi” – anh Sáu cho hay.

Nuôi ong sạch không lo đầu ra


Nói về nghề nuôi ong, anh Sáu bảo: “Nghề này không biết thì rất khó nhưng biết và có duyên với nghề thì rất dễ mà nhiều tiền”.

Bí quyết thành công khi nuôi ong của anh Sáu đó là đặc biệt chú ý tới các mùa vụ trong năm. Ví như thời điểm vụ xuân – hè (khoảng từ 20.2 đến 15.6), trong tự nhiên có nhiều nguồn hoa dồi dào và phong phú (cam, xoài ,vải, nhãn, các loài hoa rừng…) song, thời tiết thường có mưa phùn và mưa kéo dài ảnh hưởng đến hoa và quá trình thu phấn của ong.

Để đàn ong phát triển ổn định đầu vụ cần có biện pháp chống rét cho ong, đặt ổ cần tránh hướng gió đông bắc. Dùng bao tải hoặc rơm rạ ủ ấm cho tổ ong. Theo kinh nghiệm của mình, anh Sáu cho rằng, nên chọn địa điểm đặt đàn ong gần nguồn phấn hoa, địa hình thoáng mát yên tĩnh. Không nên đặt đàn ong gần nơi đi lại, trên nền xi măng, nền sân gạch, nơi quá ẩm thấp hoặc gần chuồng gia súc.

Do gần nguồn phấn hoa dồi dào, đàn ong phát triển mạnh. Các cá thể sống chen chúc, chật chội thì đàn ong sẽ chia đàn tự nhiên làm mất ong và giảm năng suất mật. Vì vậy khi phát hiện đàn ong phát triển mạnh nên chủ động chia và nhân đàn với sự can thiệp của người nuôi ong.

Ngoài ra, việc nhập đàn cho ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm điều chỉnh thế đàn ong cho đồng đều. Nên nhập đàn vào buổi tối. Trước khi nhập đàn phải tách ong chúa khoảng 6 giờ để tránh ong thợ giữa 2 đàn đánh nhau.

Hiện giờ có rất nhiều nuôi ong nhưng phần lớn là nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ, đặc biệt đối tượng này hay mắc phải sai lầm nguy hiểm nhất là nuôi ong gần khu vực có hoa có trắng (hay còn gọi hoa xuyến chi, hoa cứt lợn) đây là loại hoa nở nhiều vào đầu tháng 10 đến tháng 11 âm lịch. “Đây là loại hoa rất nguy hiểm, khi ong thiếu ăn ăn phải sẽ bị đầy bụng đi ngoài phân vàng hàng loạt nếu không chữa trị kịp thời sẽ trắng tay ngay” – anh Sáu nhấn mạnh.

Kinh nghiệm nuôi của anh Sáu là liên tục di chuyển chỗ, đặc biệt trước khi di chuyển phải đi khảo sát trước xem vùng nào có hoa ngon, bãi đẹp là chọn. Đặc biệt là tránh các khu vực có nhiều loài hoa trắng kia thì sẽ hạn chế được rủi ro.

Anh Sáu cho biết, trong các loài hoa để ong ăn lấy mật thì hoa cao su và hoa keo (cây gỗ keo) là tuyệt vời nhất. Bởi khi ong ăn được loại hoa này khi làm mật sẽ rất thơm và ngon chất lượng hảo hạng và bán được giá nhất. Đây cũng chính là loài cây nở hoa từ tháng 3 đến tháng 5 có nhiều ở vùng núi tại các xã trên địa bàn huyện Sơn Động (Bắc Giang), nơi mà hiện tại anh đang đặt đàn.

Năm nay vải thiều cũng ra muộn hoa hơn mọi năm nên kế hoạch chuyển đàn của anh Sáu cũng có xáo trộn hơn. “Mọi năm đáng ra là đầu tháng 3 đã có mật quay nhưng năm nay đến đầu tháng 4 mới được thu hoạch.

Ngoài ra, theo anh Sáu để thành công được trong nghề nuôi ong thì người nuôi phải “bỏ túi” bí quyết chọn ong. Bởi ong mật có 2 loạt gồm ong đen siêu mật màu  và ong vàng siêu đẻ. “Nếu người nuôi không có kinh nghiệm thi mua nuôi hay trong khi chọn giống hay bị nhầm lẫn sẽ dẫn đến thất bại” – anh Sáu bộc bạch.

Khi  được chúng tôi hỏi về tương lai của nghề, anh Sáu bảo: “Ong ăn hoa và cho mật, đây chính là sản phẩm tự nhiên, hoàn toàn sạch được người tiêu dùng trong và người nước rất ưu chuộng bởi thế mà người nuôi ong chúng tôi luôn phát triển thịnh vượng nhất trong các nghề chăn nuôi”.

Cũng theo anh Sáu, nghề nuôi ong là một quy trình chuẩn không hề có tác động nhiều từ các nguồn hóa chất, bởi lẽ khi nuôi ong chỉ cần nuôi trong môi trường ô nhiễm, hay cho ong ăn bất kỳ hóa chất gì sẽ giết chết cả đàn ngay


Mất dần vú sữa Lò Rèn, cam mật Phong Điền... Mất dần vú sữa Lò Rèn, cam mật… Vùng đất đệ nhất chè và giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao Vùng đất đệ nhất chè và giấc mơ…