Tôm thẻ chân trắng Bí quyết nuôi tôm giỏi

Bí quyết nuôi tôm giỏi

Ngày đăng 10/03/2015

Bí quyết nuôi tôm giỏi

2. Hàng tuần: bắt lấy 10 con tôm để kiểm tra xem vỏ hoặc mang của tôm có bị bẩn không. Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước. Sau đó thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

3. Nếu không thấy có tôm bệnh và sau khi thả tôm giống được 3 – 4 tuần mà tôm vẫn bơi quanh bờ ao, cần kiểm tra lớp đất ở đáy ao xem có màu đen hoặc có tảo không. Nếu có, vớt sạch tảo từ đáy ao, giảm lượng thức ăn và thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho một ha ao. Nếu đáy ao bình thường, tăng thêm một ít thức ăn.

4. Nếu tôm có bệnh hay tôm chết ở bờ ao, hoặc thấy tôm bị nhiễm bệnh phân trắng, cần kiểm tra xem vỏ hoặc mang tôm có bẩn không. Nếu có, không nên dùng thuốc để xử lý mà cần giảm lượng thức ăn cho tôm và thay 15 – 20 cm nước. Sau đó rải đều bột đá xuống nước theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

5. Nếu sau bước thứ 4 mà vẫn thấy nhiều tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy dùng vó sạch và khô để vớt tôm. Nếu thấy hơn 50% tôm không ăn, cần xem xét thu hoạch.

6. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết không được tháo nước ao và thông báo cho các chủ ao khác xung quanh biết. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy thu hoạch tôm ngay nhưng không được tháo nước ao. Nếu số tôm chết giảm dần và ngừng hẳn trong vòng 10 ngày, có thể tiến hành thay nước ao.

7. Nếu thấy tôm bệnh hoặc tôm chết sau khi trời mưa và đất ao có chất phèn, lập tức bón thêm vôi bột cho ao (100 – 200 kg/ha) và rắc vôi quanh bờ ao. Cần hỏi ı kiến cán bộ khuyến ngư để đo độ pH và độ mặn của nước xem có cần bổ sung quanh bờ ao trước khi mưa.

8. Không chuyển tôm hoặc nước từ ao bệnh sang các ao khác.

9. Nếu thấy tôm bơi quanh bờ ao vào buổi sáng sớm, cần thay ngay 15 – 20 cm nước, giảm lượng thức ăn và tăng cường quạt nước.

10. Nếu thấy tôm bệnh hoặc chết trong quá trình nuôi hãy đọc kỹ những bước trên để đề phòng các vấn đề xảy ra trong vụ nuôi tiếp theo

Tags: bí quyết nuôi tôm, kỹ thuật nuôi tôm, nuôi tôm sú, bi quyet nuoi tom, ky thuat nuoi tom, phòng bệnh cho tôm, bệnh còi, bệnh mbv, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đầu vàng


Có thể bạn quan tâm

Bệnh thường gặp trên tôm Bệnh thường gặp trên tôm Bệnh mềm vỏ Bệnh mềm vỏ