Tin nông nghiệp Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả trong đợt hạn mặn mùa khô

Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả trong đợt hạn mặn mùa khô

Author Ngô Văn Thống, publish date Saturday. April 4th, 2020

Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả trong đợt hạn mặn mùa khô

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam. Trong những năm gần đây, một số hiện tượng và tác động của biến đổi khí hậu đã xuất hiện tại khu vực ĐBSCL như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt với tần suất ngày càng nhiều và không theo quy luật đã gây những tổn thất lớn cho con người, đất đai và cây trồng.

Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ thì mùa mưa năm 2019 sẽ kết thúc vào tháng 11 và chuyển sang mùa nắng (mùa khô). Rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc từ đợt hạn mặn mùa khô 2015-2016, các vườn trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long phải có các bước chuẩn bị và biện pháp chăm sóc vườn cây ăn quả nhằm hạn chế tối thiểu những thiệt hại về thời tiết và thủy văn có thể xảy ra trong mùa khô 2019-2020 là cần thiết trong tình hình hiện nay. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam.

Trong những năm gần đây, một số hiện tượng và tác động của biến đổi khí hậu đã xuất hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt với tần suất ngày càng nhiều và không theo quy luật đã gây những tổn thất lớn cho con người, đất đai và cây trồng. Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ thì mùa mưa năm 2019 sẽ kết thúc vào tháng 11 và chuyển sang mùa nắng (mùa khô). Rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc từ đợt hạn mặn mùa khô 2015-2016, các vườn trồng cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long phải có các bước chuẩn bị và biện pháp chăm sóc vườn cây ăn quả nhằm hạn chế tối thiểu những thiệt hại về thời tiết và thủy văn có thể xảy ra trong mùa khô 2019-2020 là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Các giải pháp kỹ thuật canh tác cây ăn quả ứng phó điều kiện hạn mặn

Một số giải pháp được khuyến cáo cho nông dân áp dụng để bảo vệ vườn cây ăn quả nhằm hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra (nếu có) cho các vườn cây ăn quả, cụ thể như sau:

- Củng cố hệ thống đê bao của mỗi vườn cho chắc chắn để tránh nước xâm nhập vào vườn trong những tháng nước mặn.

- Dự trữ nước ngọt trong mương để tưới cho cây ăn quả trong những tháng nước mặn, hoặc dự trữ trong những túi nilon dày và đặt dưới gốc cây để tưới cho cây trồng trong những tháng nước mặn.

- Hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn cho cây trồng khi độ mặn ≥ 1‰  Đối với nhóm cây mẫn cảm với mặn như: bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt thì không nên tưới nước khi nồng độ mặn > 0,5‰. 

- Để giảm bốc thoát hơi nước và nhu cầu cần nước của cây nên tiến hành tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt hoa và quả trong giai đoạn này.

- Không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu trái và phát triển trái.

- Tủ gốc giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô,…              

- Tăng cường bón phân hữu cơ và kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây để tỷ lệ K/Na cao, từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế cây bị ngộ độc do Na+.

- Bón phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

- Không nên bón phân có chứa Natri  và Cl vì sẽ tăng độ độc cho cây.  

- Có thể phun phân bón lá có chứa Kali, Canxi, magiê, Silic giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đổ ngã. Các ion này có khả năng điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.

- Phun các chế phẩm có Brassinosteroide hoặc Proline để tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn.

- Sử dụng các gốc ghép chống chịu mặn cho cây có múi như: Sảnh, Bòng, bưởi Bung, bưởi Hồng Đường (Cần Thơ), bưởi Đường Hồng (Bình Dương) có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ NaCl 8‰ trong 56 ngày ở điều kiện nhà lưới. Các gốc ghép chống chịu mặn cho xoài như: xoài Canh Nông (Khánh Hòa), Châu Hạng Võ (Trà Vinh), xoài 13 -1 (Israel), xoài  Ghép xanh (Tiền Giang), xoài Thơm (An Giang) có khả năng chống chịu mặn ở nồng độ NaCl 13‰ trong 60 ngày ở điều kiện nhà lưới.

- Sử dụng gốc ghép cây có múi chống chịu hạn như: bưởi Thanh Trà, bưởi Biên Hòa, Trúc có khả năng chống chịu hạn tốt trong điều kiện thí nghiệm và ngoài đồng. 

- Thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc lấy nước vào vườn.

Đề phòng những cơn mưa trái mùa trong mùa khô

Trong tình hình thời tiết không còn phân chia theo quy luật hai mùa mưa nắng rõ rệt như trước đây, thay vào đó là những cơn mưa trái mùa có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các vườn cây ăn quả, nhất là các vườn trong giai đoạn xử lý ra hoa, đậu quả non hoặc quả đang phát triển. Khi mưa trái mùa xảy ra, cần chú ý triển khai thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau: 

- Sau mưa cần kiểm tra tình trạng, đánh giá thiệt hại trên vườn cây ăn quả, từ đó đề ra kế hoạch để khắc phục tác hại của các cơn mưa trái mùa gây ra cho vườn cây.

- Đối với những vùng đất thấp, dễ bị ngập úng thì cần đào các rảnh nhỏ trên líp để nước thoát nhanh xuống mương, tránh được hiện tượng ngập úng cục bộ.

- Cần chuẩn bị máy bơm nước và các dụng cụ cần thiết để nhanh chóng bơm nước ra khỏi vườn nếu vườn đang trong tình trạng xiết nước để xử lý ra hoa.

- Đối với những vườn cây ăn quả đang trong giai đoạn xử lý khô hạn để tạo mầm hoa thì nên sử dụng màng nilon không thấm nước làm mái che trên mặt líp trồng cây, đồng thời chuẩn bị tốt khâu thoát nước trong vườn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của các cơn mưa trái mùa đến hiệu quả xử lý ra hoa.

- Đối với những vườn đang ra hoa mang trái non khi gặp những cơn mưa trái mùa (thường có axít) sẽ làm rụng hoa và trái non. Do đó, sau mưa axit cần xử lý tưới xả lên toàn bộ cây để hạn chế tác hại của mưa axit làm cây không ra hoa hoặc rụng hoa.

- Đối với những vườn đang ra hoa mà bị ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình thì nên tăng cường chăm sóc, phun phân bón lá có chứa Bo hoặc các chất điều hòa sinh trưởng như NAA, GA3 sẽ có tác dụng giảm rụng quả và tăng tỷ lệ đậu quả.

- Đối với những vườn đang ra hoa mà bị ảnh hưởng gần như toàn bộ (cây không thể ra hoa được) thì nên có kế hoạch chăm sóc, dưỡng cây để chuẩn bị cho đợt xử lý ra hoa kế tiếp.

- Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển thì nên phun phân bón lá có chứa Ca, Cu, Bo, Zn để tránh hiện tượng nứt quả.

- Ngoài ra, những đợt mưa trái mùa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh thối trái, thán thư…phát triển và gây hại. Do đó, có kế hoạch phòng trừ bệnh hại cho vườn cây ngay sau khi các cơn mưa trái mùa.

Theo TS Võ Hữu Thoại - Viện cây ăn quả Miền Nam


Quy trình chăm sóc bơ Booth Quy trình chăm sóc bơ Booth Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo…