Biện pháp phòng chống nóng cho tôm nuôi
Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, bức xạ mặt trời tăng cao vào thời điểm từ 10 giờ đến 14 giờ trong ngày.
Tại Hà Tĩnh thời tiết nắng nóng ở Hà Tĩnh bắt đầu từ tháng 5 năm 2014, nhiệt độ cao từ 35 -380C liên tục đã ảnh hưởng lớn đến động vật thủy sản nuôi.
Thủy sản là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng.
Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,10 0C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.
Để hạn chế thiệt hại về kinh tế do nắng nóng gây ra. Chúng tôi hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho tôm nuôi vào mùa hè.
Trong thời gian tới thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa trái mùa sẽ làm sự biến đổi các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi đột ngột, tăng nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản tại các vùng nuôi trong tỉnh.
Bệnh vi khuẩn trên tôm nuôi phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).
Nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại trên tôm nuôi trong mùa nắng nóng, chúng tôi có một số khuyến cáo như sau:
1. Công tác chuẩn bị ao hồ nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình: tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy.
2. Để hạn chế những bệnh virus nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử cơ và cơ quan tạo máu, đục cơ), người nuôi cần thực hiện xét nghiệm giống và kiểm dịch trước khi thả.
3. Cần duy trì mực nước trong ao nuôi ≥ 1,4m. Tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt hoặc trong khi mưa lớn giúp xáo trộn nước, tránh hiện tượng phân tầng trong ao nuôi.
4. Có biện pháp chống xói lở bờ ao và ngăn nước mưa kéo theo các chất thải hữu cơ xuống ao. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa để tránh hiện tượng giảm pH đột ngột trong ao nuôi.
5. Mật độ nuôi vừa phải, không nên nuôi dày để dễ chăm sóc và quản lý ao nuôi. Đối với tôm sú nuôi thâm canh, bán thâm canh mật độ thả từ 20 – 25 con/m2, đối với tôm chân trắng nên thả với mật độ từ 60 – 100 con/m2.
6. Định kỳ theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi (nhiệt độ, độ mặn, pH, độ ôxy hòa tan, khí độc); kiểm soát chất thải hữu cơ trong ao (Xác định chính xác khẩu phần thức ăn trong ngày, dùng chế phẩm sinh học (men vi sinh) để phân hủy hàm lượng chất hữu cơ, ổn định tảo và màu nước);
Tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn thời tiết bất lợi bằng cách bổ sung các chất khoáng, vi sinh đường ruột (men tiêu hóa), beta glucan, vitamin…
7. Người nuôi nên định kỳ lấy mẫu kiểm tra xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp. trên tôm, nước nuôi và bùn đáy ao để có biện pháp xử lý làm giảm thiểu bệnh do vi khuẩn và AHPND trong mùa nóng.
8. Người nuôi cần sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng và các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong danh mục được phép lưu hành trong nuôi trồng thủy sản để xử lý môi trường, phòng, chữa bệnh, quản lý sức khỏe tôm nuôi.
9. Trong quá trình nuôi khi phát hiện tôm có dấu hiệu không bình thường, nghi ngờ nhiễm bệnh, hoặc có hiện tượng chết bất thường trong ao nuôi phải báo ngay cho các hộ xung quanh và cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản gần nhất để được hướng dẫn và xử lý kịp thời, tránh hiện tượng lây lan bệnh trong vùng nuôi.
Tuyệt đối không xả nước chưa qua xử lý hoặc tôm chết ra ngoài môi trường, chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, chong nong cho tom
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ