Tin nông nghiệp Biến rác thải thành phân bón

Biến rác thải thành phân bón

Tác giả Hoài Chi, ngày đăng 05/12/2019

Biến rác thải thành phân bón

Thu gom rác thải tái chế thành phân bón hữu cơ đang là hướng đi đúng đắn, giúp tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giải quyết được những vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt trở thành thách thức lớn, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, mật độ dân số tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP.HCM. Rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn khoảng 60% trong tổng số rác thải, đây là lượng rác thải khổng lồ nếu không được xử lý đúng cách sẽ phân hủy và gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Biện pháp xử lý hiệu quả được đưa ra là thực hiện tái chế rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ, biến thành nguyên liệu phục vụ cho nông nghiệp sạch. Theo hướng dẫn từ Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM, trước khi thực hiện xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ cần thực hiện phân loại đúng các loại chất thải trong sinh hoạt. Thứ nhất, chất thải hữu cơ dễ phân hủy bao gồm: thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động vật… có thể sử dụng ủ làm phân bón trong nông nghiệp. Thứ hai, chất thải có khả năng tái chế như giấy, vỏ hộp, vỏ lon nhôm, vỏ chai nhựa… người dân sẽ thu gom lại và chuyển cho các đơn vị có khả năng tái chế để sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mới. Thứ ba, các loại chất thải còn lại như vỏ trứng, bóng đèn, sành, sứ, túi nylon… thực hiện thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý an toàn.

Chất thải hữu cơ dễ phân hủy được tái chế thành phân bón hữu cơ bằng cách đơn giản, trước hết thực hiện phân loại rác, tiếp theo đưa chất thải dễ phân hủy vào hố ủ hoặc thùng ủ phân hữu cơ. Đối với thùng ủ bằng nhựa, cần đặt cách xa nguồn nước sinh hoạt, đặt chậu nhựa để thu nước rỉ từ rác. Sau đó, sử dụng nước rỉ từ rác tưới lên lượng rác ủ trong thùng giúp rác mau phân hủy thành phân. Đặc biệt lưu ý, không đưa các loại lá như lá bạch đàn, lá tràm, lá sả tươi, vỏ cam, quýt vào thùng ủ vì các loại lá này chứa tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật. Phân hữu cơ được tạo thành sau 30 - 35 ngày được sử dụng bón cho cây trồng, vườn rau hữu cơ. Ngoài ra, có thể sử dụng tháp trồng rau kết hợp ủ phân hữu cơ.


Nhà sấy Solar-D: sấy an toàn, gấp 73% so với sấy tự nhiên Nhà sấy Solar-D: sấy an toàn, gấp 73%… Hầm biogas – một công trình ba lợi ích Hầm biogas – một công trình ba lợi…