Biệt đội gánh dưa thuê vùng biên
Bán sức khỏe để mưu sinh
Theo chân các anh trong đội gánh dưa thuê ở xã An Hảo bằng xe gắn máy vượt hết con đường này đến băng qua cánh đồng khác, cuối cùng chúng tôi cũng đến được ruộng dưa. Theo quan sát, dốc dẫn xuống ruộng cao hơn 3m, mỗi người đảm nhận công việc phải gánh 2 chiếc giỏ chứa dưa nặng từ 70 - 100kg (tùy sức người) băng qua đoạn đường lởm chởm đá.
Anh Chau Đốk - Đội trưởng một đội gánh thuê ngụ ấp An Lợi cho biết: “Ngày nào tôi cũng đi gánh cùng đội và đã làm nghề này từ hơn 7 năm nay. Công việc thường bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nếu gặp đám lớn thì tận 9 giờ đêm. Mỗi ngày như thế có thu nhập từ 100.000 – 300.000 đồng. Ngày làm ít thì chỉ được 50.000 – 60.000 đồng nhưng vẫn phải nhận để giữ mối, mặc dù số tiền đó chỉ đủ tiền ăn, phải chấp nhận lỗ tiền xăng”.
Công việc nặng nhọc, thu nhập bèo bọt, nhiều lần muốn bỏ nghề nhưng không được, vì không có đất đai thì biết làm gì để sống. Ba tôi cũng gánh thuê mấy chục năm nay rồi và hiện đã 66 tuổi nhưng chưa dám bỏ nghề”.
Ông Chau Dên
Đến với nghề gánh dưa thuê 2 năm nay, anh Chau Văn Nắk (ngụ ấp An Thạnh) bộc bạch: “Trước đây, tôi làm nghề cắt lúa thuê nhưng giờ máy cắt thịnh hành nên chuyển sang gánh thuê. Cuộc sống khó khăn nên có bệnh cũng chỉ dám nghỉ một bữa rồi hôm sau lại tiếp tục đi kiếm cơm. Ai cũng biết đây là việc nặng nhọc, mang bệnh về sau, nhưng không có nghề nên đành bám nó, xem như bán sức khỏe để… mưu sinh”.
Không có khái niệm “về hưu”
Toàn xã An Hảo có 3 đội gánh thuê từ 18 - 45 người/đội, đều là người dân tộc.
Chị Trần Thị Liệt (ngụ ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên), thương lái mua dưa cho biết: “Tùy theo đoạn đường mà có giá thuê khác nhau. Đường dài dưới 500m thì thuê với giá 170.000 đồng/tấn; 500 – 700m giá 200.000 đồng/tấn; còn khoảng 1.000m là 300.000 đồng/tấn”.
Người dân ở đây cho biết, có thể thuê máy cày để chở dưa nhưng dưa sẽ bị hao hụt; nhiều nơi máy không vô được nên chủ yếu thuê gánh bộ. Để thuê được người gánh, thương lái sẽ liên hệ qua đội trưởng trước khi thu hoạch từ 1 – 2 ngày, kể cả các tỉnh xa như Trà Vinh, Long An, Tiền Giang… họ vẫn nhận.
Ông Chau Dên, 42 tuổi đi gánh dưa thuê hơn 20 năm nay cho biết: “16 tuổi tui đã đi gánh thuê, giờ gánh không quá 80kg nhưng chưa dám nghỉ vì nghỉ là không có gạo ăn”.
Anh Chau Ly Đa – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo, cho biết: “Thời gian qua, chính quyền địa phương đã có nhiều ưu đãi trong việc hỗ trợ nhà ở, đất ở cho những hộ dân tộc nghèo theo nghề gánh thuê. Ngoài ra còn hỗ trợ bò để họ nuôi nhưng chỉ được một thời gian, đa số đều bán bò rồi quay lại nghề cũ. Để ổn định cuộc sống, bà con phải tìm cách phát triển kinh tế gia đình chứ không thể chỉ chờ vào việc hỗ trợ, trong khi gánh dưa thuê chỉ là nghề mang tính thời vụ, không ổn định lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ