Tôm càng xanh Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch Tôm Càng Xanh

Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch Tôm Càng Xanh

Tác giả An Lê, ngày đăng 23/07/2018

Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh là một đối tượng nuôi khá phổ biến hiện nay, vì có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu. Nghiên cứu gần đây cho thấy, mô hình nuôi tôm càng xanh biofloc kết hợp với men vi sinh sẽ giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm.

Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày, nhằm đánh giá ảnh hưởng của biofloc kết hợp vi sinh lên tăng trưởng và hệ miễn dịch không đặc hiệu của tôm càng xanh. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Dương Châu (Trung Quốc).

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, lặp lại 3 lần (9 bể). Tôm giống được bố trí 225 con/bể (0.26 ± 0.02g). Nhiệt độ nước 25.9-31.8oC, oxy hòa tan 5.15 mg/L, PH 7.10-7.48, NH3 < 0.136 mg/L, NO2 < 0.09 mg/L.

Nghiệm thức Đối chứng B-10 B-20
Thay nước Thay 1/3 nước mỗi ngày Không thay nước Không thay nước
Tỉ lệ Carbon/Nito Không bổ sung 10:1 20:1
Men vi sinh Không 40 g/m3 40 g/m3

 

Tôm được cho ăn 3 lần/ngày, lượng thức mỗi ngày bằng 10% trọng lượng tôm rồi giảm dần còn 5%, thức ăn có hàm lương đạm là 35.4% và lipid 7.4%. Hỗn hợp men vi sinh gồm Bacillus subtilis và Lactobacillus (0.9 x 10^9 CFU/g) được phối trộn theo tỉ lệ 3:1.

Phương pháp thu mẫu và phân tích

Tỉ lệ sống và tăng trọng: Tôm ở mỗi bể sẽ được đếm và cân trọng lượng.

Chỉ tiêu miễn dịch: Thu mẫu 6 con tôm, rút 1 ml huyết tương từ mỗi con, mẫu này sẽ dùng để xác định số lượng tế bào máu, hoạt động đại thực bào . Tương tư, 1 ml hyết tương được rút từ 15 con tôm khác được chia làm 5 nhóm, trữ lạnh qua đêm. Sau đó đem ly tâm lấy dịch trong. Và dịch này sẽ được dùng để xác định các chỉ tiêu phenoloxidase (PO), superperoxide dismutase (SOD), acid phosphate (ACP), lyzozyme (SOD).

Quan sát mô học ruột tôm: 5 mẫu ruột tôm sẽ được giữ qua đêm với dung dịch đệm Bouin’s, sau đó rửa lại bằng cồn 70o và quan sát mô học.

Cảm nhiễm với Aeromonas hydrophyla: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (30 con/bể), tôm được tiêm 20 µl Aeromonas hydrophyla (1x10^6 CFU/ml) và đánh giá LD50 của tôm trong 7 ngày.

Kết quả

Tỉ lệ sống và tăng trọng: Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sống và tăng trọng ở tất cả các nghiệm thức.

Chỉ tiêu miễn dịch: Số lượng tế bào máu và hoạt động đại thực bào ở nghiệm thức B-10 và B-20 cao hơn so với đối chứng. Không có sự khác biệt gữa các nghiệm thức về ACP, PO, nhưng hoạt động của lyzozyme và SOD ở B-10 và B-20 cao hơn nhóm đối chứng.

Mô học ruột: Quan sát cho thấy, tôm ở nghiệm thức B-10 và B-20 có nếp gấp thành ruột cao hơn nhóm đối chứng, cao nhất là ở B-20 (248.34 µm).

Cảm nhiễm: Tỉ lệ chết được ghi nhận vào ngày thứ 4 và ngày thứ 7 của thí nghiệm. Kết quả cho thấy công nghệ biofloc kết hợp vi sinh có tỉ lệ chết thấp hơn hẳn so với đối chứng.

Nghiệm thức Đối chứng B-10 B-20
Ngày thứ 4 65.33% 50.67% 41.33%
Ngày thứ 7 70.67% 52% 45.33%

 

Kết Luận: Công nghệ biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, nâng cao khả năng tự bảo vệ của tôm  trước các tác nhân gây bệnh, đồng thời cũng giúp làm dày các nếp gấp thành ruột, giúp tôm hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.


Phương pháp chữa một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm càng xanh Phương pháp chữa một số bệnh thường gặp… Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh…