Bón Phân NPK Văn Điển Cho Cây Cam
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định trung bình 1 tấn quả cam tươi chín, cây cam cần: 1.773g N; 506g P2O5; 3.194g K2O; 367g MgO; 1.009g CaO; 142g S, 3g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B.
Do đặc điểm hình thành đất trồng cam ở miền núi phía Bắc là do đá phiến thạch phong hóa nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, cộng với quá trình đốt rẫy nên đất ngày càng bị rửa trôi xói mòn, độ pH thấp từ 3- 4,5 nghèo các chất dình dưỡng trung vi lượng.
Trong khi đó cây cam lại cần độ pH từ 5,0 - 6,5 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên. Các thực nghiệm bón phân cho cây cam đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) và các chất trung vi lượng canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen thì cây cam phát triển khỏe, cho năng suất cao...
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như canxi, manhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen... chuyên dùng cho cây cam đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây cam.
Cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây cam:
Chủng loại phân bón:
- NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%;
- NPK 16.6.16 (N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...
- Lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất giống, tập quán thâm canh... Cụ thể:
- Cách bón:
Bón tháng 11- 12 (sau thu quả): 100% phân hữu cơ hoai mục + 100% phân NPK 5.10.3. Đào rãnh xung quanh tán rộng 20 - 25cm, sâu từ 5 - 10cm và rải phân sau đó lấp đất kín phân.
+ Bón thúc lần 1(đón hoa): Tháng 1 - 2 bón 40% lượng NPK 16.6.16; Bón thúc lần 2 (thúc quả): Tháng 4 - 5 bón 30% lượng NPK 16.6.16; Bón thúc lần 3 (thúc quả): Tháng 7 - 8 bón 30% lượng NPK 16.6.16.
Với cam V2 (thu vào Tết) bón thêm đợt tháng 9 - 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả). Rắc phân, xới đất nhẹ quanh tán lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ trời mưa bón phân
Bón phân Văn Điển cây phát triển khoẻ, lá dày, ít sâu bệnh, tăng số hoa và đậu quả, quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, cam ngọt, nhiều nước, bảo quản lâu.
Chúc bà con nông dân có những mùa vàng bội thu!
Công ty cổ phần phân lân nung chảy văn điển
Đơn vị đạt 4 danh hiệu Anh hùng - Giải thưởng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Doanh nghiệp phân bón duy nhất đạt TOPTEN Thương hiệu Việt 2011 - TOPTEN Sản phẩm vàng Việt Nam 2012
Địa chỉ: Đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Điện thoại: 043.688.4489 - 043.688.5174 - Fax: 043.688.4277
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ