Cá bớp bị bệnh, chết do nhiễm vi khuẩn
Để phòng ngừa loại bệnh này, chi cục yêu cầu người dân thả cá với mật độ nuôi vừa phải, không làm cá bị trầy xước trong quá trình nuôi; khử trùng thức ăn cho cá bằng hóa chất sát khuẩn trước khi cho ăn và sử dụng thức ăn còn tươi, không bị ươn, thối; điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, không để dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước. Người nuôi phải đặt lồng cá ở vị trí thông thoáng, có lưu tốc dòng chảy tốt; đồng thời bổ sung vitamin tổng hợp và các khoáng chất, đặc biệt là vitamin C hoặc beta-1,3-1,6-glucan với liều lượng 500 - 1000mg/kg thức ăn nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá; thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lồng nuôi nhằm cải thiện và phát hiện sớm cá bị bệnh trong lồng để kịp thời điều trị; định kỳ tắm cho cá bằng nước ngọt, Iodine nhằm hạn chế mầm bệnh.
Đối với những lồng cá bị nhiễm bệnh, Chi cục Thú y đã hướng dẫn cho người dân phác đồ điều trị bệnh gồm 3 bước. Bước 1: tắm cá bị bệnh bằng các loại hóa chất sát trùng như thuốc tím (KMnO4) trong 15 - 20 phút, liều sử dụng 7 - 10g/m3 nước hoặc Iốt (Iodine) trong 15 - 20 phút, liều sử dụng 10 - 15 g/m3 nước; cải thiện môi trường nước nuôi (nếu có thể). Bước 2: trộn vào thức ăn thuốc kháng sinh Sulfamethoxazole hoặc Trimethoprime với liều 50 - 70mg/kg cá/ngày và cho cá ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Bước 3: trộn vào thức ăn vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C với liều 50mg/kg cá/ngày.
Như Báo Phú Yên đã thông tin, từ trước tết, tình trạng cá bớp bị bệnh và chết xảy ra tại nhiều vùng nuôi ở TX Sông Cầu, với khoảng 500 lồng nuôi bị bệnh, tỉ lệ chết từ 15 - 30%.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ