Cá lồng tiềm năng đang được đánh thức
Chính vì nguồn lợi thế, tiềm năng dường như vô tận này mà trước đây người chỉ biết thả lưới, giăng câu đánh bắt cá trên sông hồ. Thì nay, nghề nuôi cá lồng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân hai ven bờ hồ Hòa Bình.
Xã Thung Nai (Cao Phong-Hòa Bình) là một điển hình trong việc phát triển nuôi cá lồng trên hồ trong những năm gần đây. Ông Bùi Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết, trước đây chưa có kỹ thuật nên người dân nuôi cá lồng hay bị lỗ vốn. Nhưng hiện nay, người dân được trang bị, học hỏi và áp dụng tốt KH-KT nên giờ nghề nuôi cá lồng đang là một thế mạnh trong cơ cấu phát triển kinh tế địa phương. Thống kê mới nhất, toàn xã hiện có khoảng gần 320 lồng cá, trong đó riêng của người dân bản địa khoảng 60 lồng. Số còn lại của các hộ gia đình thuộc địa phương khác đến đầu tư. Theo tính toán, một hộ nuôi 2 - 3 lồng cá chủ yếu là trắm đen, trắm cỏ, chép, trê lai...theo đúng quy trình kỹ thuật, 1 năm cũng có thể cho thu nhập sau khi trừ chi phí từ 30 - 35 triệu đồng.
Cũng theo ông Huyến, nghề nuôi thuỷ sản trên hồ Hòa Bình đang là một nghề trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới không riêng Thung Nai mà là một loạt các xã vùng lòng hồ. Trong thời gian tới, Thung Nai sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi cá, phấn đấu năm 2016 phát triển thên 60 lồng cá, nâng tổng số lồng cá toàn xã lên gần 400 lồng.
Trao đổi với lãnh đạo Sở NN&PTNT được biết, nguồn lợi thủy sản từ hồ Hòa Bình đa dạng, phong phú với các loài có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm thủy sản tự khai thác và nuôi trên hồ thủy điện Hòa Bình đem lại cuộc sống ổn định, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn nông hộ, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc vùng hồ.
Riêng trên khu vực lòng hồ Hòa Bình hiện ước khoảng trên 2.000 lồng nuôi cá. Người dân các xã ven hồ đang chủ yếu tập trung phát triển cá lồng như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc); Thung Nai (Cao Phong); Ngòi Hoa (Tân Lạc); Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu)...
Cũng theo sở NN&PTNT, hồ thủy điện Hòa Bình thuộc hệ thống hồ chứa trọng yếu của vùng nước nội địa miền núi phía Bắc, có nhiều loài cá quý hiếm như cá: chiên, bỗng, lăng, dầm xanh... có giá trị kinh tế vượt trội. Trong hàng chục năm qua, hồ Hòa Bình luôn là nguồn cung cấp sản lượng thủy sản lớn cho tỉnh Hòa Bình và các vùng lân cận.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác có những thời điểm hồ Hòa Bình rơi vào tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Chính vì vậy, mỗi năm, tỉnh ta đã dành một phần kinh phí thả bổ sung hàng chục tấn cá giống các loại. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có chương trình riêng nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên khu vực hồ Hòa Bình đến năm 2020 nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương và định hướng khai thác theo hướng bền vững.
Không những vậy, để phát huy tiềm năng, thế mạnh từ nguồn mặt nước hồ Hòa Bình, tỉnh ta cũng không ngừng kêu gọi doanh nghiệp, người dân trong vùng lòng hồ tích cực tham gia phát triển nguồn lợi thủy sản. Tiến tới xây dựng thương hiệu cá sông Đà, tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là người dân đồng bằng và khu vực Thủ đô Hà Nội.
Thực tế trong tình hình hiện nay, đông đảo người dân, nhiều doanh nghiệp nhận rõ tiềm năng, lợi thế từ mặt nước hồ Hòa Bình đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nuôi cá lồng trên khu vực và đem lại lợi nhuận cao.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ