Cá măng sửa Cá Măng Sữa - Thông tin

Cá Măng Sữa - Thông tin

Tác giả Sách đỏ Việt Nam, ngày đăng 25/08/2016

Cá Măng Sữa - Thông tin

Họ: Cá măng biển Chanidae

Bộ: Cá trích Clupeiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Thân hình thoi dài, dẹp bên, phủ vảy tròn nhỏ mỏng.

Màng mỡ mắt dầy, che kín mắt.

Miệng trước, hàm không có răng.

Gốc vây lưng và vây hậu môn có vảy bẹ (ôm gốc vây); gốc vây ngực và vây bụng có vảy nách; gốc vây đuôi có 2 vảy đuôi dài.

Có một vây lưng, vị trí gần như ở giữa thân; vây bụng ở ngang dưới vây lưng; vây đuôi xẻ thành 2 thuỳ dài nhọn.

Hậu môn ở phía dưới vây lưng.

Mặt lưng màu xanh thẫm, lườn và bụng màu trắng; mép vây lưng và vây hậu môn màu đen, gốc vây ngực và vây bụng màu đen.

Sinh học, sinh thái:

Mùa sinh sản tháng 4 - 7.

Cá đẻ trứng nổi ở vùng biển gần bờ, trứng phôi trôi dạt vào vùng nước nông ven bờ.

Cá bột mới nở theo các bọt nước vào các đầm phá nước lợ, cả thời kỳ cá con sống ở đây, trong đầm nuôi sau một năm cá đạt trọng lượng 0,3 - 0,5kg.

Cá bố mẹ thành thục sinh dục lúc 5 - 6 tuổi dài khoảng 100cm, nặng trên 10kg, có thể đẻ hàng triệu trứng.

Thức ăn của cá chủ yếu là rong lam kết thành khối nổi trên mặt nước và mùn bã hữu cơ. Cá măng biển là loài cá biển, có thể sống ở độ muối 30 - 40%.

Tuy vậy, giai đoạn phôi và cá con lại sống ở vùng nước lợ ven biển, thường ở trong các đầm phá.

Phân bố:

Trong nước: Dọc ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận, nhưng tập trung nhất là từ Bình Định đến Khánh Hoà.

Thế giới: Phân bố rộng rãi nhất ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía đông đến Polynesia, phía tây đến Hồng Hải và đông Châu Phi, nam đến Xri Lanka và Ôxtrâylia, phía bắc đến Nhật Bản.

Giá trị:

Có giá trị thực phẩm, thịt cá tươi rất thơm ngon, được ưa chuộng ở trong nước và nước ngoài.

Là đối tượng nuôi ở các đầm phá ven biển miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Thuận.

Nhiều nước ở Đông nam Á cũng có nghề nuôi cá măng biển.

Tuy nhiên việc khai thác cá măng biển tự nhiên rất ít bắt gặp.

Tình trạng:

Mặc dù cá măng biển đẻ nhiều nhưng mức độ tử vong cao ở giai đoạn phôi và cá con, do cường độ đánh vớt cá con rất lớn ở các vùng ven biển trong các đầm phá và tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng ở vùng biển gần bờ.

Do đó các thành phẩm trong các đầm nuôi rất ít.

Dự đoán số lượng trong 10 năm tới giảm ít nhất 20%.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đư­a vào Sách Đỏ Việt Nam.

Cần tiến hành nghiên cứu nuôi cho đẻ nhân tạo, sản xuất cá giống, nuôi cá thịt.

Cần giảm bớt cư­ờng độ đánh vớt cá bột và cá con có chiều dài dưới 20cm.


Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1 Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm… Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa