Cá mú mắc bệnh môi trường, ít ai biết
Nhóm bệnh môi trường của cá mú lại rất ít được đề cập dù tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ gây tử vong cao.
Ngoài các nhóm bệnh phổ biến liên quan đến virus, vi khuẩn, nấm hoặc protozoas, thì các nhóm bệnh liên quan đến môi trường nuôi của cá mú lại rất ít được đề cập. Mặc dù, tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ gây tử vong cao cho bầy đàn.
Thật vậy, 2 hội chứng sau đây được chúng tôi giản lược khi tìm hiểu về bệnh cá mú có liên quan đến môi trường nước, các tài liệu có đề cập đến rất ít, nhất là các tài liệu tiếng Việt. Bài viết này tập trung trình bày 2 hội chứng phổ biến nhất, có liên quan đến môi trường nuôi là: Hội chứng Swimbladder stress syndrome (SBSS) và Hội chứng Hội chứng Gas bubble disease (GBD).
1. Hội chứng Swimbladder stress syndrome (SBSS)
Hội chứng Swimbladder stress syndrome (SBSS) là một rối loạn của bóng nước và có liên quan đến những thay đổi đột ngột của môi trường. Hội chứng này đã ảnh hưởng rất lớn trong sản xuất cá bột Epinephelus sp. ở Đài Loan. Nó cũng được ghi nhận đã xuất hiện ở các loài E. bleekeri, E. coioides, E. lanceolatus, E. malabaricus, E. tauvina và Cromileptes alteelsis ở Malaysia, Singapore, Thái Lan, trung Quốc, Việt Nam...
Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng hội chứng SBSS có liên quan đến sự thay đổi đột ngột về chất lượng nước như nhiệt độ môi trường cao, cường độ chiếu sáng lớn, tảo nở hoa dày đặc có thể gây suy giảm oxy vào ban đêm và siêu bão hòa vào ban ngày hoặc do sự xuất hiện của trầm tích ở đáy dưới các lồng lưới nuôi.
Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Hội chứng SBSS thường xảy ra ở giai đoạn giống. Tuy nhiên, cá thương phẩm hoặc cá bố mẹ vẫn có nguy cơ cao mắc phải.
Dấu hiệu lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng biểu hiện bóng hơi (bàng quang) tăng sinh, trướng bụng, cá biểu hiện bơi ở tư thế cúi đầu hoặc nằm nghiêng gần mặt nước. Có bong bóng trong các sợi mang.
Cá bị ảnh hưởng có bóng hơi phình to, do đó làm cho cá nổi bất thường. Tình trạng này không gây chết cho cá nhưng cuối cùng cá sẽ chết vì đói, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc do nhiễm vi khuẩn thứ cấp.
:Cá mú Epinephelus coioides bố mẹ, biểu hiện bệnh hội chứng SBSS, cho thấy bóng hơi trương lớn bất thường: Biểu hiện bên ngoài (hình a) và Biểu hiện bên trong (hình b) (APEC / SEAFDEC, 2001).
Lây truyền: Hội chứng này không lây truyền.
Phương pháp phòng ngừa: Nếu cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm mà bị ảnh hưởng, tốt nhất là thu hoạch. Cá nhỏ hơn, bị ảnh hưởng, phải loại bỏ để tránh nhiễm trùng thứ cấp và tử vong. Đối với cá trưởng thành mắc bệnh, có thể dùng kim tiêm dưới da vô trùng nhẹ nhàng đâm vào bóng hơi của cá, sau đó ấn cá vào nước để khí thoát ra với áp lực nước. Tiêu bỏ kim tiêm và nhúng vào vị trí bị đâm 0,1% acriflavine trước khi đưa cá trở lại môi trường. Cá phục hồi sau 3-6 ngày với tỷ lệ thành công là 50%.
Giảm áp suất khí ở bóng hơi của cá mú Epinephelus coioides bằng kim vô trùng.
Để ngừa bệnh, người nuôi cần quan tâm đặc biết đến công tác quản lý môi trường nuôi. Nếu đã phát hiện bệnh kịp thời xử lý, kiểm tra các yếu tố môi trường như: nhiệt độ , ánh sáng, tảo,… để khắc phục.
2. Hội chứng Gas bubble disease (GBD)
Hội chứng GBD xảy ra do sự siêu bảo hòa của khí hòa tan, thường là nitơ và oxy. Tất cả các chất khí sẽ hòa tan nhiều hơn trong nước ở nhiệt độ thấp. Và ngược lại, độ hòa tan bị giảm khi nhiệt độ tăng.
Tác nhân gây bệnh: Hội chứng GBD được gây ra bởi sự siêu bão hòa của nước với khí oxy, nitơ. Sự siêu bão hòa này xảy ra bất cứ khi nào áp suất của một chất khí trong nước cao hơn áp suất của cùng một loại khí trong khong khí. Nó cũng có thể được gây ra bởi sự siêu bão hòa oxy trong nước do tảo nở hoa.
Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Bệnh này phổ biến ở giai đoạn giống. Nó cũng ảnh hưởng đến cá bố mẹ.
Dấu hiệu lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng bởi hội chứng GBD xuất hiện bong bóng trong mắt, khoang cơ thể, da và mang. Các bóng hơi có thể hình thành trong các sợi mang và ngăn chặn lưu lượng máu dẫn đến tắc mạch máu ở mang. Cá bị ảnh hưởng cũng cho thấy các kiểu bơi thất thường.
Hội chứng GBD ở cá mú Epinephelus coioides: a) Bong bóng khí xuất hiện ở mắt và b) bong bóng khí trên sợi mang (Koesharyani và cộng sự, 2001).
Cá bị ảnh hưởng chết do tắc mạch máu, thoái hóa các sợi mang, khó hô hấp và phình giác mạc. Cá mắc hội chứng có thể chết hàng loạt và đột ngột.
Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát: Để điều trị cá bị GDB, trước tiên, cần kiểm tra các yếu tố môi trường có liên quan, làm suy yếu nguồn cung cấp và sục khí mạnh để loại bỏ nitơ bão hòa.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ