Cà phê, cao su xuất khẩu đua nhau sụt giảm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính tới hết tháng 9, xuất khẩu cà phê ước đạt 961 nghìn tấn với tổng trị giá 1,96 tỷ USD, giảm hơn 31% về khối lượng và giảm hơn 32% về trị giá so cùng kỳ năm 2014.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.
Tại thị trường trong nước, 9 tháng qua, giá cà phê trong nước tiếp tục xu hướng giảm.
Giá mặt hàng nông sản này vẫn ở mức thấp nên nhiều nông dân chưa muốn bán ra thị trường.
Chính vì vậy, việc kinh doanh, giao dịch cà phê của các doanh nghiệp cũng khá trầm lắng.
Dự trữ cà phê chưa bán đã tăng mạnh so với mức dự trữ năm ngoái khi giá không đạt kỳ vọng, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Tình trạng xuất khẩu ảm đạm cũng “đeo đẳng” ngành cao su suốt thời gian qua.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm xuất khẩu cao su đạt 740 nghìn tấn, trị giá đạt 1,06 tỷ USD, tăng 6,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm chỉ đạt 1.451 USD/tấn, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 9 tháng đầu năm, giá cao su nguyên liệu và cao su thành phẩm trên thị trường trong nước giảm do chịu tác động giảm giá của cao su thế giới khi giá dầu thô liên tục thiết lập các mức thấp mới, triển vọng u ám về nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.
Cụ thể, giá mủ cao su tạp đã giảm tổng cộng 3.520 đ/kg, từ mức giá đầu năm là 10.240 đ/kg xuống còn 6.720 đ/kg.
Giá cao su thành phẩm SVR3L giảm 1.600 đ/kg, từ mức giá đầu năm là 28.800 đ/kg xuống còn 27.200 đ/kg.
Dự báo, từ ngay tới hết năm tình hình xuất khẩu hai mặt hàng này không có nhiều khởi sắc và kim ngạch sẽ còn tiếp tục sụt giảm so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ