Cá rô phi Cá rô giống thả 3 ngày bị sưng, bơi chậm, nổi đốm trắng

Cá rô giống thả 3 ngày bị sưng, bơi chậm, nổi đốm trắng

Tác giả Ths. Kim Văn Tiêu - Đông Đức - Hà Hồng Trung, ngày đăng 18/10/2017

Cá rô giống thả 3 ngày bị sưng, bơi chậm, nổi đốm trắng

Cá rô phi mới thả bị đốm trắng vì nấm bám vào. Nguyên nhân do cá bị xây xát khi đánh bắt và vận chuyển, thả gặp nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) cá sẽ bị nấm và tróc vảy.

Hỏi: Ao rộng 5 sào nuôi 500 cá mè, mới thả 7.000 cá rô giống 5 ngày. 3 ngày qua cá rô có biểu hiện bị sưng, bơi chậm, nổi đốm trắng, vây trắng. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời: Cá rô phi mới thả bị đốm trắng vì nấm bám vào. Nguyên nhân do cá bị xây xát khi đánh bắt và vận chuyển, thả gặp nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) cá sẽ bị nấm và tróc vảy. Trước khi thả không tắm phòng bệnh cho cá. Cách khắc phục: Té thuốc tím (KMn04) để diệt nấm, liều lượng 3 - 5gr/m3 nước, sau đó dâng nước cao trên 2m để giữ ấm cho cá, khi trời ấm cho cá ăn theo 4 đúng, bổ sung vtamin C. Chú ý không dùng lưới kéo cá khi trời rét, vì cá xát vào lưới sẽ bị nấm nhiều hơn.

Hỏi: Ao rộng 5 sào, sâu 1,5m. Muốn thả 500 con trắm, nặng 1kg/con, có được không? Nếu không được thì thả với mật độ bao nhiêu là phù hợp? Đào ao xong, để tầm 15 - 20 ngày liệu có thả cá được không?

Trả lời: Ao rộng như của bạn thả cá rất nhanh lớn, mật độ thế là thưa, có thể thả từ 1 - 2 con/m2 cỡ cá như vậy. Đào ao xong nên gây màu nước bằng phân chuồng hoai mục trước khi thả cá để tạo thức ăn tự nhiên, cá sẽ nhanh lớn hơn. Đào ao xong, đắp bờ, cống ra vào chắc chắn, nếu ao không có bùn lầy là gây màu thả được ngay, không cần phải phơi lâu.

Hỏi: Nghe nói dầu khoáng có hiệu quả tốt trong phòng trừ dịch hại trên vườn cam quýt. Xin cho biết các thời điểm phun sao cho hiệu quả?

Trả lời: Thực tế sử dụng dầu khoáng phun vào các giai đoạn sau sẽ cho kết quả cao: Lộc xuân, lộc hè, lộc thu và quả bắt đầu phát triển (tượng quả). Lưu ý: Khi các đợt lộc bắt đầu nhú thì tiến hành phun dầu khoáng. Khi sử dụng dầu khoáng cần phải tuân thủ nồng độ theo khuyến cáo và tránh sử dụng khi trời quá nắng.

Hỏi: Khi sử dụng thuốc hoá học BVTV trên vườn cam quýt cần lưu ý gì?

Trả lời:

- Hầu hết các loại thuốc trừ sâu hoá học tổng hợp đều là những chất độc đối với thiên địch môi trường và con người do vậy để giảm thiểu ảnh hưởng này thì cần sử dụng thuốc BVTV chọn lọc khi thật cần thiết. Khi sử dụng phải tuân thủ theo "4 đúng".

-Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện dịch hại, phân tích hệ sinh thái vườn cam quýt và có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch hại phát sinh gây hại.

- Đối với những loại gây hại hoa, búp cần hạn chế phun thuốc vào lúc hoa nở để tránh thiệt hại cho các loài côn trùng thụ phấn và sự tự thụ phấn của hoa.

- Nếu phải phun thuốc, chỉ phun ở những điểm bị nhiễm dịch hại, không phun tràn lan và tuyệt đối thận trọng thời gian cách li, đặc biệt là đối với những nhóm gây hại trực tiếp trên trái.

Hỏi: Gần đây cam quýt ở vùng chúng tôi thường bị câu cấu gây hại rất mạnh. Xin cho biết cách phòng trừ?

Trả lời: Câu cấu là một loại bọ cánh cứng thường xuất hiện và gây hại trên cây cam quýt, tác hại của chúng có chiều hướng gia tăng trong những năm gần dây, nhất là ở những vùng đồi, đất cao thường gặp khô hạn.

Con trưởng thành cắn phá lá non, lá bánh tẻ (nếu thiếu thức ăn chúng cắn phá cả lá già và vỏ trái non), ăn phần thịt lá, chỉ để lại gân lá, làm cho cây xơ xác, còi cọc.

Con ấu trùng sống trong đất, có răng chắc khỏe cắn phá bộ rễ của cây, làm rễ hư thối mất khả năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, khiến cây còi cọc.

Để hạn chế tác hại của câu cấu, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây: Dùng vợt bắc con trưởng thành trên cây vào các buổi sáng sớm. Dùng vải bạt, tấm nilon…rải xung quang gốc, rồi rung cây cho câu cấu rớt xuống thu gom tiêu diệt. Kết hợp với việc làm cỏ xới gốc, nên rải thuốc trừ sâu dạng hột để diệt con ấu trùng sống trong đất.

Nếu phát hiện có nhiều câu cấu, có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Sacophos 550EC, Goltoc 250EC, Soka 24.5EC, Xentari 35WP… (theo hướng dẫn trên nhãn thuốc).


Cá rô phi đối mặt bệnh mới đặc biệt nguy hiểm Cá rô phi đối mặt bệnh mới đặc… Hướng dẫn phòng, chống bệnh do TiLV trên cá rô phi Hướng dẫn phòng, chống bệnh do TiLV trên…