Các bệnh thường gặp trong giai đoạn úm heo
- Bệnh E.coli là bệnh phổ biến với heo con theo mẹ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli có trong ruột của heo gây ra.
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là tiêu chảy phân trắng, phân trắng và có thêm bọt.
Heo con không chịu bú mẹ dẫn tới bệnh càng thêm trầm trọng.
Ta có thể xử lý bằng cách cho heo con uống Colistin, Amoxicillin,Ampicilin, Lincomycin nặng có thể tiêm cho heo tuy nhiên nên hạn chế vì ảnh hưởng tới sự phát triển của heo ở các giai đoạn sau.
- Bệnh PED là bệnh do Coronavirus gây ra làm ảnh hưởng nặng nề tới heo con, bệnh có tỷ lệ chết rất cao.
Các biểu hiện của bệnh:
+ Lười bú.
+ Nôn mửa.
+ Phân lỏng, có màu vàng, có sữa không tiêu và mùi rất tanh.
+ Heo con sụt cân nhanh do mất nước, heo con thích nằm lên bụng mẹ.
+ Lây lan rất nhanh (gần như 100%), chết trong 3-4 ngày, xác gầy
- Bệnh cầu trùng heo con do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, thường xảy ra đối với các trại có quy trình vệ sinh kém và mật độ nuôi cao, độ aame chuồng cao.
+ Đầu tiên heo tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt) thường có màu trắng sữa.
+ Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng chuyển dần sang màu vàng, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, phân tiêu chảy thường mịn và có dịch nhày.
+ Heo nhiễm bệnh nặng, xù lông, gầy ốm, heo mất nước, mệt mỏi nhưng vẫn bú
+ Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% heo mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho heo con cả giai đoạn trước và sau cai sữa.
Việc xử lý cầu trùng thường có tiên lượng tốt khi sử dụng Toltrazuril cho uống.
- Ngoài ra các nguyên nhân do TGE, Clostridium, Rotavirus thường ít gặp trong giai đoạn này, chúng thường xuất hiện khi môi trường chăn nuôi không phù hợp như thiếu nhiệt trong mùa đông, bị gió lùa ...
Các tác nhân trên gây thiệt hại nặng nề cho chăn nuôi heo dẫn tới việc heo con phát triển không đồng đều, thiệt hại đầu con và lưu cữu mầm bệnh trong môi trường nuôi.
Ngoài ra các tác nhân trên yếu tố dinh dưỡng trong giai đoạn cuối của giai đoạn này cũng ảnh hưởng sự phát triển của heo
Việc cung cấp thiếu nước sạch cho heo con cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con.
Chăm sóc heo con giai đoạn theo mẹ việc giữ ấm, khô và sạch là 3 yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất quyết định thàng công trong chăn nuôi heo con.
Ngoài ra công tác phòng bệnh cũng cần chú ý tới.
Như vậy ngoài việc chăm sóc quản lý heo con giai đoạn theo mẹ, ta cần chú ý tới các nguyên nhân dẫn tới heo con bị nhiễm các tác nhân bên ngoài gây hiện tượng tiêu chảy, mất nước, giảm chất lượng con giống, ảnh hưởng tới các giai đoạn chăn nuôi sau và gây thiệt hại kinh tế nặng nề.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ