Nấm rơm Các bước chuẩn bị để khởi nghiệp với nghề trồng nấm

Các bước chuẩn bị để khởi nghiệp với nghề trồng nấm

Tác giả Tổng biên tập Nguyễn Thị Thu Hà, ngày đăng 05/12/2016

Các bước chuẩn bị để khởi nghiệp với nghề trồng nấm

22. Lập kế hoạch khởi nghiệp với cây nấm như thế nào?

Để khởi nghiệp nghề trồng nấm ta phải có kế hoạch khởi nghiệp với cây nấm đó là các bước như sau:

- Bước thứ nhất: Tìm hiểu kỹ về cây nấm, hiểu biết sâu sắc về cây nấm trong mọi phương diện như điều kiện nuôi trồng ở nước ta, các quy trình kỹ thuật nuôi trồng và nhất là giá trị thương mại, hiệu quả kinh tế khi trồng nấm. Thông qua các tài liệu khoa học, tham vấn ý kiến chuyên gia, tham quan các cơ sở trồng nấm đang sản xuất ra sản phẩm nấm lưu thông ngoài thị trường. Tìm hiểu trên mạng Internet và các cơ quan thông tin đại chúng.

- Bước thứ hai: Giành thời gian tham gia học công nghệ trồng nấm. Học về lý thuyết và trực tiếp thực hành để nắm vững kỹ thuật trồng các loại nấm.

- Bước thứ ba: Lựa chọn các loại nấm để sản xuất. Đầu tư cơ sở vật chất gồm: nhà xưởng, thiết bị và các vật dụng cần thiết để trồng nấm phù hợp với loại nấm định nuôi trồng và điều kiện thuận lợi của địa phương về thời tiết, khí hậu, nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất, v.v...

- Bước thứ tư: Tính toán quy mô sản xuất, mối liên hệ với các cơ sở cung ứng giống nấm, các đầu mối tiêu thụ nấm sản phẩm nuôi trồng. Xác định các yếu tố chủ chốt quyết định đến việc thành công khi triển khai sản xuất nấm.

- Bước thứ năm: Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mua sắm thiết bị. Hình thành bộ máy tổ chức: lựa chọn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Xác định loại hình kinh tế sản xuất nấm quy mô hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty sản xuất nấm, v.v... và xác định tư cách pháp nhân trên thị trường.

- Bước thứ sáu: Triển khai sản xuất từ quy mô nhỏ tới lớn; bắt đầu với số lượng tối thiểu và phát triển dần để thực tập tay nghề, rút kinh nghiệm và tập việc cho người sản xuất. Sản xuất loại nấm từ dễ làm, đơn giản tới nấm khó làm và công nghệ cao hơn.

23. Học nghề trồng nấm ở đâu?

Có rất nhiều kênh dạy nghề trồng nấm. Nhưng để học nghề trồng nấm được hiểu biết cả về lý thuyết và thực hành nghề ta phải tham gia học nghề ở các cơ quan, Trung tâm có các giảng viên dạy nghề nhiều kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết như: Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp) thường xuyên mở các lớp tập huấn công nghệ trồng nấm tại Hà Nội. Ngoài ra còn có các Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (TTƯDTBKHCN) tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông nghiệp - nông thôn tại các địa phương về nghề trồng nấm theo Chương trình 1956 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nghề trồng nấm đòi hỏi nhiều về hiểu biết công nghệ, thực hành công nghệ và xừ lý các tình huống trong quá trình sản xuất.

24. Chi phí học nghề trồng nấm như thế nào?

Hiện nay chi phí học nghề trồng nấm chưa có cơ quan nào quy định khung giá học nghề. Tuy nhiên theo Chương trình 1956 - Dạy nghề cho lao động nông nghiệp - nông thôn, mỗi suất học nghề tối thiểu có kinh phí hỗ trợ từ ngân sách là 2,5 triệu đồng/người.

Kinh phí các lớp tập huấn công nghệ trồng nấm thời gian ngắn (10 ngày) có mức thu ít nhất là 2,5 triệu/người. Kinh phí được sử dụng trả công giảng dạy, mua các loại nguyên vật liệu, vật tư, giống nấm cho học viên thực hành. Người học nghề trồng nấm được học lý thuyết và thực hành, trực tiếp xử lý nguyên liệu rơm rạ, mùn cưa, bông phế liệu,... để trồng 6 loại nấm ăn - nấm dược liệu phổ biến và 8 loại nấm ăn cao cấp.

25. Để khởi nghiệp trồng nấm phải chuẩn bị vốn đầu tư bao nhiêu?

Việc trồng nấm thủ công, quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình thì vấn đề đầu tư vốn để khởi nghiệp chưa cần xem nặng. Bởi vì nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm là rơm rạ, mùn cưa, lỗi ngô.. .đã có sẵn ở địa phương. Nguồn nhân lực lao động là các lao động chính và người già, em nhỏ trong gia đình, nhà lán trồng nấm là diện tích tận dụng hoặc cơi nới, sửa chữa các diện tích nhà đất bỏ không trong gia đình, vốn đầu tư lưu động chủ yếu để mua giống nấm, vật tư, dụng cụ sản xuất cho từng đợt sản xuất trong năm, nguồn vốn này chỉ cần từ 10 đến 15 triệu và được quay vòng 2 đến 3 lần trong 1 năm.

Khi tiến hành trồng nấm tổ chức thành trang trại hoặc quy mô công ty, doanh nghiệp thì cần tính toán đầu tư cho đúng. Mức độ đầu tư còn tùy thuộc khả năng nguồn vốn, mặt bằng năng lực sản xuất và nhất là thị trường tiêu thụ.

- Trồng nấm theo quy mô trang trại, công ty, doanh nghiệp cần đầu tư lượng vốn lớn từ vài trăm triệu tới hàng tỷ đồng cho các hạng mục đầu tư như sau:

1. Cơ sở vật chất (nhà xưởng, lán trại, thiết bị): chiếm khoảng 30%

2. Lao động kỹ thuật và lao động trực tiếp: chiếm khoảng 40%

3. Vật tư, nguyên liệu, giống nấm và các chi phí gián tiếp: khoảng 30%

- Hiệu quả trồng nấm sẽ tăng khi có sự đầu tư bài bản. Nhà xưởng xây dựng theo thiết kế, quy hoạch sẽ tiết kiệm được diện tích, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, có thể sản xuất nấm quanh năm, giảm chi phí giá thành. Đưa được các thiết bị, máy móc làm tăng năng suất lao động và giảm chi phí công lao động thủ công.

Trong đầu tư trồng nấm, vấn đề đầu tư cho kỹ thuật và lao lộng kỹ thuật là rất quan trọng, điều này sẽ đóng góp phần lớn và đảm bảo kết quà đầu tư.

Để khởi nghiệp từ cây nấm, giai đoạn đầu mới bước vào nghề trồng nấm nên đầu tư từng bước. Khởi đầu bằng quy mô nhỏ, tiến dần lên mức độ lớn hơn với mức độ đầu tư vài chục triệu, vài trăm triệu tới hàng chục tỷ đồng để sản xuất nấm có hiệu quả kinh tế, sản lượng ổn định và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và chế biến.

26. Trồng nấm cần nguồn nhân lực nhiều hay ít?

Sản xuất nấm cũng rất đa dạng và có tính thời vụ như sản xuấtt nông nghiệp. Nếu sản xuất quy mô hộ gia đình thì lao động chủ yếu là người nhà với 1 đến 2 lao động chính và lao động phụ là người già, trẻ em. Công việc nặng nhất là giai đoạn xử lý nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu, bịch nấm cần các lao động chính, khỏe mạnh, biết việc. Giai đoạn chăm sóc, thu hái chỉ cần lao động nhẹ nhàng, nắm được quy trình tưới nấm, hái nấm, đóng túi sản phẩm nấm đúng kỹ thuật.

Trong sản xuất chuyên canh trồng nấm quy mô trang trai, doanh nghiệp cần bố trí lao động theo tổ, nhóm phù hợp với các giai đoạn sản xuất đối với lao động nam, lao động nữ. Mỗi nhóm lao động có người tổ trưởng đồng thời là người nắm bắt kỹ thuật, hướng dẫn và kiểm tra các tổ viên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Các công đoạn nặng như xử lý đảo ủ nguyên liệu, vận hành máy móc, thiết bị nồi hơi, lò hấp bắt buộc phải là nam giới. tuy nhiên các tổ, nhóm vẫn cần cỏ sự hỗ trợ nhau theo sự điều hành của quản đốc.

Số lượng lao động biên chế trong các tổ, nhóm khi khởi nghiệp từ cây nấm phụ thuộc vào công suất, số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất cũng như thời vụ sản xuất mỗi loại nấm trong năm. Lúc thời vụ gấp và xừ lý nguyên liệu ban đầu có thể thuê lao động tự do.

27. Mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị phải chuẩn bị như thế nào?

Hiện nay có khoảng 15 loại nấm khác nhau được nuôi trồng ở nước ta. Mỗi loại nấm có quy trình kỹ thuật nuôi trồng riêng biệt khác nhau. Vì vậy tùy theo chủng loại nấm lựa chọn để sản xuất người khởi nghiệp có sự chuẩn bị nhà xưởng, trang thiết bị khác nhau như sau:

a) Chuẩn bị nhà xưởng, trang thiết bị nguyên liệu trồng các loại nấm không sử dụng phương pháp khử trùng cưỡng bức

- Đối với một số loài nấm như nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Sò, trồng trên rơm rạ ủ đống, Mộc nhĩ, nấm Hương trồng trên các loại gỗ, cành, ngọn thì việc chuẩn bị nhà xưởng và trang thiết bị rất đơn giản.

+ Mặt bằng nhà xưởng chỉ cần có sân để tập kết và xử lý nguyên liệu, có thể là sân đất, bãi cỏ cao thoát nước, có nguồn nước sạch, nếu là sân xi măng càng tốt. Sân là nơi đồng thời ủ, đảo rơm rạ tạo thành cơ chất trồng nấm, là nơi xếp ủ gỗ nuôi sợi trồng Mộc nhĩ, nấm Hương trên gỗ.

+ Nhà lán trại trồng nấm:

Sau khi đã ủ xong nguyên liệu ở ngoài sân chỉ cần đưa các nguyên liệu này vào luống (nấm Mỡ), đóng bịch (nấm Sò), đóng mô (nấm Rơm) và gỗ đã được cấy giống Mộc nhĩ, nấm Hương vào các nhà lán trồng nấm. Nhà lán đơn giản chỉ cần có nền đất sạch, rải sỏi hoặc láng xi măng, cột bê tông cao 2 đến 2,2m, mái lợp fibrô xi măng hoặc vật liệu tre, nứa, lán chống được mưa, nắng chiếu trực tiếp. Vách tường căng bạt hoặc nilon trắng và lưới đen để tránh gió và điểu tiết độ thông thoáng, ánh sáng.

+ Trang thiết bị để trồng các loại nấm này chi là các dụng cụ lao động thô sơ như cào, xẻng, búa đục lỗ, bình tưới nước và các dụng cụ rẻ tiền.

- Nếu sản xuất nấm Mỡ từ vài chục tấn rơm rạ trở lên ta có thể thuê máy xúc trong công đoạn đảo trộn nguyên liệu để thay thế lao động thủ công, và áp dụng một số thiết bị cơ giới như máy đánh tơi bông, hệ thống tưới bằng máy bơm, v.v...

b) Chuẩn bị nhà xưởngy trang thiết bị, nguyên liệu trồng các loại nấm sử dụng phương pháp hấp khử trùng cưỡng bức

- Nhà xưởng cần có mặt bằng thiết kế cao, rộng lớn để lắp đặt các thiết bị máy móc như: dây chuyền phối trộn đóng bịch nấm, nồi hơi, nồi hấp khử trùng, lò hấp bịch, lò sấy sản phẩm nấm, tủ cấy giống vô trùng (box cấy giống nấm), tủ lạnh, v.v.

- Hệ thống nhà xưởng được quy hoạch đồng bộ liên hoàn như nhà xử lý, đóng bịch nguyên liệu đến lò hấp, phòng cấy giống nấm, nhà ươm bịch nuôi sợi nấm, nhà chăm sóc bịch nấm và khu xử lý bã thải nấm.

- Diện tích và quy mô tùy thuộc vào công suất và số lượng nguyén liệu đưa vào nuôi trồng nấm, tối thiểu cũng cần từ 1.000 - 12.000 m2 mặt bằng trở lên. Thiết bị có thể được mua sắm đồng bộ ngay từ đầu hoặc máy móc gì cần và bắt buộc phải có nên mua trước như tủ cấy giống, lò hấp bịch, các thiết bị khác mua sau.

28. Chuẩn bị nguồn nguyên lỉệu gì để trồng nấm?

Tất cả các loại cây cỏ có chứa xenlulo, chất gỗ đều có thể sử dụng để trồng nấm. Trên thế giới các nhà khoa học đã thống ké có khoảng trên 200 loại nguyên liệu được sử dụng để trồng nấm [Science and Cultivation of Edible Fungi - Rottedam/2000] Trong đó có thể chia ra 2 loại là:

a) Nguyên liệu chính

- Ở nước ta nguyên liệu để trồng nấm phổ biến là phế liệu của sản xuât nông, lâm, công nghiệp như: rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô nghiền, bã mía, bông phế liệu, gỗ cành ngọn, v.v. Các ínguyên liệu này rất sẵn có tại các địa phương và có thể sử dụug trực tiếp ngay sau khi thu gom về nơi sản xuất. Các loại nguyêr liệu khác như thân cây ngô, vỏ lạc, xơ dừa, cỏ khô, vỏ cafe ... muốn dùng để trồng nấm cần phải nghiền để đồng nhất giá thể thành dạng mùn như mùn cưa mới có thê đem trông nấm.

Các loại nguyên liệu chính này cần được phơi khô chất đống (rơm rạ) hoặc cất giữ ở các nơi khô ráo (mùn cưa, bã mía...) để sử dụng dần.

b) Nguyên liệu bổ sung

Nguyên liệu bổ sung là các chất có tác dụng làm tăng dinh dưỡng trong cơ chất trồng nấm như cám gạo, bột ngô, các loại phân khoáng vô cơ, phân hữu cơ như phân gia súc, gia cầm, men bia, bã rượu, khô dầu, bột đậu tương, v.v. các loại muối khoáng đa lượng (N, P, K), trung lượng và vi lượng có bán trên thị trường trong nước như MgSO4.

29. Nên sử dụng thiết bị gì để khử trùng nguyên liệu đơn gỉản và hiệu quả?

Với các loại nấm nuôi trồng bằng cách đóng bịch nấm có bổ sung dinh dưỡng hữu cơ phải hấp khử trùng thì sử dụng các lò hấp bịch xây bằng gạch là đơn giản và có hiệu quả nhất. Mỗi lò có thể hấp được 700 đến 800 bịch nấm/mẻ. Có thể đun bằng củi than rất tiện lợi và rẻ. Đầu tư ban đầu hợp lý và phù hợp với quy mô sản xuât ở các hộ gia đình, trang trại, gia trại.

30. Địa chỉ cung cấp giống nấm, vật tư trồng nấm?

Giống nấm được ví như những nhà máy sinh học chuyển hóa dinh dưỡng từ nguyên liệu trồng nấm thành dinh dưỡng của cây nấm, sợi nấm.

- Hiện nay có nhiều cơ sở và hệ thống nhân giống nấm từ Trung ương tới địa phương tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

- Tại miền Bắc có Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp) là nơi cung cấp các loại giống nấm cho tất cả các địa phương từ trong Nam ra ngoài Bắc. Trong chương trình Nông thôn - Miền núi của Bộ Khoa học - Công nghệ, Trung tâm là đơn vị chuyển giao công nghệ nhân giống nấm vả công nghệ nuôi trồng nấm, tư vấn cho hơn 40 cở sở nhân giống nấm ở các tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra Trung tâm còn cung ứng các loại vật tư chuyên dùng như túi nilon, các loại cổ nút nhựa, bông nút để đóng bịch nấm và bao bì, lọ thủy tinh để sản xuất các sản phẩm nấm chế biến. Các loại dụng cụ như búa đục lỗ, nhiệt kế phục vụ sản xuất và chế biến nấm.

- Ngoài ra tại các Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học của một số tỉnh và một số doanh nghiệp thực hiện chương trình Nông thôn - Miền núi cũng có phòng nhân giống cấp 2, cấp 3 để cung cấp giống nấm cho sản xuất.

- Người trồng nấm sau khi tập huấn công nghệ đã có hiểu biết về nghề nấm và đã được học nghề qua các lớp trồng nấm có thể đến trực tiếp mua giống nấm, vật tư trồng nấm hoặc có thể gọi điện thoại đặt giống nấm và mua giống nấm, vật tư. Trung tâm CNSHTV sẽ gửi giống nấm tới người trồng nấm đồng thời người trồng nấm gửi tiền cho lái xe trả Trung tâm tại các bến xe ở Hà Nội như: Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Giáp Bát, Bến xe Yên Nghĩa, Bến xe Gia Lâm.. .Như vậy người mua giống nấm không phải mất thời gian đi về. Giống nấm luôn được cơ quan bán giống nấm bảo lưu và đảm bảo trách nhiệm về số lượng và chất lượng.


Thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp với nghề trồng nấm Thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp… Một số mô hình trồng nấm có hiệu quả Một số mô hình trồng nấm có hiệu…